Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Ảnh hưởng toàn diện, tác động mạnh mẽ

Hải Minh |

Vào hạ tuần tháng 11.2021, Hội nghị Văn hoá toàn quốc (được coi là lần thứ ba) sẽ được tổ chức (hình thức trực tuyến) tại Thủ đô Hà Nội

Cách đây 63 năm, vào mùa xuân năm 1948, Đảng ta phát động phong trào thi đua ái quốc. Ngày 11.6.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Tiếp đó, nhiều Hội nghị thi đua ái quốc đã được triển khai ở các ngành, các giới, các cấp, từ trung ương xuống địa phương.

Chỉ hơn một tháng sau, Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai (từ ngày 16 đến 20.7.1948) do Đảng ta chỉ đạo, được tổ chức. Đây cũng là Hội nghị Thi đua ái quốc của trí thức, các văn nghệ sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá thời kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 16.7.1948 trong thư gửi Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên và kêu gọi tri thức, các nhà hoạt động văn hoá văn nghệ tích cực tham gia đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, trong phong trào thi đua ái quốc của toàn dân tộc.

Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ Nhất năm 1946. Ảnh: LĐO
Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi diễn ra Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ Nhất năm 1946. Ảnh: LĐO

Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của văn hoá chẳng những để cổ động tinh thần và lực lượng kháng chiến kiến quốc của nhân dân, mà còn phải nêu rõ những thành tích kháng chiến kiến quốc vĩ đại của ta cho thế giới biết.

Các nhà văn hoá ta phải có những tác phẩm xứng đáng chẳng những để biểu dương sự nghiệp kháng chiến kiến quốc bây giờ mà còn để lưu truyền những gương mẫu oanh liệt kháng chiến kiến quốc cho con cháu đời sau".

Trao đổi với Lao Động, nhà văn Bùi Việt Thắng cho biết, trong bối cảnh nước sôi lửa bỏng của thời cuộc khi chính quyền Dân chủ nhân dân còn non trẻ, khi con thuyền cách mạng đang vượt qua bão tố dưới sự chèo lái tài tình của người thuyền trưởng vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã đặc biệt quan tâm đến văn hóa, coi đó là động lực phát triển xã hội dưới ánh sáng của tiến hóa, tiến bộ và nhân văn.

Bước vào cuộc kháng chiến thần thánh chín năm toàn dân - toàn diện - trường kỳ (1946-1954), một lần nữa văn hóa được đề lên thành một mặt trận:

"Song từ nay trở đi, chúng ta cần phải xây đắp một nền văn hóa kháng chiến kiến quốc thiết thực và rộng rãi, để giúp sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của toàn dân" (đó chính là tinh thần triệt để “Kháng chiến hóa văn hóa. Văn hóa hóa kháng chiến”).

Nhà văn Bùi Việt Thắng. Ảnh: NV
Nhà văn Bùi Việt Thắng. Ảnh: NV

Định hướng chiến lược này được Hồ Chủ tịch khẳng định trong Thư gửi Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai, tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc (từ ngày 16 đến 20.7.1948). Khi cuộc kháng chiến đã chuyển sang tình thế, cục diện mới, Người càng quan tâm đến mặt trận không tiếng súng nhưng vô cùng quan trọng:

"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp Triển lãm Hội họa, năm 1951).

Vào hạ tuần tháng 11.2021, Hội nghị Văn hóa toàn quốc (được coi là lần thứ ba) sẽ được tổ chức (hình thức trực tuyến), tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị lần này có ý nghĩa đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID -19, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống xã hội không chỉ riêng Việt Nam, nó tác động mạnh mẽ và làm thay đổi toàn thế giới.

Mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc qua đại dịch phải tư duy mới, hành động mới để tồn tại và phát triển trong điều kiện không thuận lợi. "Tồn tại hay không tồn tại?" - đang là câu hỏi lớn đặt ra trước nhân loại 7 tỉ người, trong đó có Việt Nam.

Hải Minh
TIN LIÊN QUAN

Hướng đến hội nghị văn hoá toàn quốc: Áo dài nam và câu chuyện bảo tồn, phát triển

Việt Văn |

Có những người đam mê vẻ đẹp tà áo dài dân tộc và nhất là áo dài nam. Họ có thể nói chuyện say sưa nhiều giờ về chủ đề áo dài với một vốn kiến văn phong phú và cũng là những nghệ nhân góp công trực tiếp vào việc bảo tồn, phát triển áo dài.

NSƯT Xuân Bắc: "Nghệ sĩ chúng tôi trông chờ vào Hội nghị Văn hoá toàn quốc"

Hiền Mai |

Theo NSƯT Xuân Bắc: "Trước thềm Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này, nghệ sĩ chúng tôi trông chờ bao nhiêu, người dân trông chờ bấy nhiêu".

Hội nghị Văn hoá toàn quốc: Lắng nghe và kết tinh trí tuệ

Hương Mai |

Ban Bí thư Trung ương Đảng sẽ chủ trì, chỉ đạo Hội nghị Văn hoá toàn quốc, bằng hình thức trực tuyến toàn quốc. Hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 24.11.2021.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.