Nghệ nhân Ánh Tuyết gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn phong tục

Linh Chi |

Ngày Rằm tháng Giêng, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để thắp hương tổ tiên và đây là tục lệ truyền thống từ xưa để lại.

Cúng Rằm tháng Giêng có ý nghĩa như thế nào?

Vốn là nghệ nhân ẩm thực dân gian, là người lưu giữ những truyền thống tốt đẹp về tinh hoa ẩm thực, nghệ nhân Ánh Tuyết đặc biệt coi trọng ngày Rằm tháng Giêng. Bởi nhiều người quan niệm ăn Rằm tháng Giêng là như ăn Tết lần thứ 2.

"Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên trong năm, theo các cụ ngày xưa quan niệm là như ăn Tết lần thứ 2.

Bởi thế mới có câu: "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.

Nghệ nhân dân gian Ánh Tuyết cho rằng mâm cỗ cúng Rằm nên “tuỳ tiền biện lễ“. Ảnh: NVCC.
Nghệ nhân dân gian Ánh Tuyết cho rằng mâm cỗ cúng Rằm nên “tuỳ tiền biện lễ“. Ảnh: NVCC

Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

7 đời gắn bó với Hà Nội, có những điều đã in hằn trong tâm trí của bà Ánh Tuyết. Bà kể, người Hà Nội từ xưa, ăn uống bao giờ cũng phù hợp với thời tiết, nếu Rằm tháng Giêng vào ngày rét căm căm, mâm cỗ khó có thể thiếu bát canh măng nóng còn tiết trời ấm áp thì sẽ có những món canh cá, cá hấp...

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, trong các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của người Hà Nội xưa thường sẽ không thể thiếu thịt gà, xôi gấc. Trong đó, gà cúng được coi là vật cúng tế linh thiêng nhất, xôi gấc với màu đỏ cũng sẽ giúp mang lại may mắn cả năm cho gia đình.

Những ngày Tết, mọi người thường đã ăn nhiều đồ bép ngậy như thịt, bánh chưng... bởi vậy mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể sẽ là những món thanh đạm hơn như món bóng xào, canh nấm thả...

Mặc dù coi trọng mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng nhưng nghệ nhân Ánh Tuyết vẫn cho rằng các gia đình nên "tuỳ tiền biện lễ".

Bởi phải tuỳ vào hoàn cảnh, không nên nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà quan trọng nhất là thành tâm.

"Ngày xưa cũng tuỳ tiền biện lễ như thế chứ không phải bây giờ mới có. Có nhà chỉ cần dâng lên một bát canh cũng được, quan trọng là lòng thành, mâm cao cỗ đầy mà không có lòng thì cũng không được. Chuẩn bị cỗ phải phù hợp với hoàn cảnh và kinh tế của mỗi gia đình và thành tâm mới là điều quan trọng nhất", bà Ánh tuyết nói.

Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 đầy đủ nhất

Tuệ Tâm |

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc hay bánh chưng.

Mâm cỗ cúng và cách thực hiện nghi lễ cúng giao thừa đón năm mới Tân Sửu

Bình An |

Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân Việt coi đây là khoảng thời gian thiêng liêng. Mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và cúng trong nhà để cầu bình an, tài lộc.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 Tết đầy đủ đúng theo phong tục

Linh Chi |

Theo quan niệm dân gian, trong buổi sáng đầu tiên của năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng mùng 1 Tết đủ đầy để dâng lên gia tiên, với tất cả lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam - Cuba

. |

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, đưa quan hệ Việt Nam - Cuba bước sang một giai đoạn mới.

Chiêm ngưỡng cây đa hơn 3 thế kỉ trong sân đình cổ Hải Phòng

Mai Dung |

Hải Phòng - Gần 340 năm tồn tại, cây đa ở sân đình Tiểu Trà (quận Dương Kinh, Hải Phòng) vẫn 4 mùa xanh tốt, "che chở" cho biết bao thế hệ người dân nơi đây.

Thời điểm Quân khu 7 tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 23.9 - 27.9, các cơ quan đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều sĩ quan quân đội và Quân khu 7 chuẩn bị tiếp nhận các đơn vị thuộc Quân đoàn 4.

Hơn 200 tỉ phú đến Hạ Long, nhiều người đi bằng du thuyền

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hàng trăm tỉ phú sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1.2025, trong đó nhiều người sẽ đến Hạ Long bằng siêu du thuyền.