Những tác phẩm điện ảnh kinh điển về ngày giải phóng đất nước

Phi Phi (T/H) |

"Ván bài lật ngửa", "Giải phóng Sài Gòn", "Cánh đồng hoang", "Nổi gió", "Biệt động Sài Gòn"... là những bộ phim giàu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử về ngày giải phóng dân tộc 30.4.

Ván bài lật ngửa

"Ván bài lật ngửa" là bộ phim truyền hình đen trắng 8 tập về đề tài tình báo của đạo diễn Khôi Nguyên (tên thật Lê Hoàng Hoa), do Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982 - 1987.

Bộ phim được đánh giá là một đỉnh cao của điện ảnh cách mạng Việt Nam. 

 
 Nghệ sĩ Chánh Tín thủ vai chính trong phim.

Khán giả không chỉ cảm nhận được sự căng thẳng, những giây phút nguy hiểm kề cận sống - chết, thành công - thất bại mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của một Sài Gòn mềm mại, lãng mạn.

Góp phần vào thành công của bộ phim phải kể đến hai diễn viên chính Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), Lâm Bình Chi (vai Ngô Đình Nhu). Nguyễn Chánh Tín thể hiện được nét hào hoa, lịch lãm, thông minh, điềm đạm của một nhà tình báo chuyên nghiệp. Lâm Bình Chi thể hiện được nét khôn ngoan, thâm trầm, quỷ quyệt cáo già của một chính trị gia lão luyện.

Giải phóng Sài Gòn

"Giải phóng Sài Gòn" là bộ phim điện ảnh được sản xuất nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với thời lượng 2 tiếng đồng hồ, Giải phóng Sài Gòn đã tái hiện được những cảnh chiến đấu khốc liệt và nhận được nhiều lời khen tích cực từ phía khán giả về một bộ phim lịch sử thực sự cuốn hút và vô cùng xúc động.

 
 Hình ảnh phim Giải phóng Sài Gòn.

"Giải phóng Sài Gòn" tái hiện đầy đủ các sự kiện lịch sử: cảnh Buôn Ma Thuột thất thủ; xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, cắm cờ trên nóc dinh, đánh dấu chiến thắng của quân, dân ta.

Cánh đồng hoang

Được sản xuất năm 1978, bộ phim do nhà văn Nguyễn Quang Sáng biên kịch, Trịnh Công Sơn viết nhạc và Nguyễn Hồng Sến đạo diễn đã mang về cho điện ảnh nước nhà nhiều giải thưởng lớn như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980, Huy chương vàng Liên hoan phim quốc tế Moscow 1981.

 
 Nữ diễn viên chính trong phim, nghệ sĩ Thúy An.

"Cánh đồng hoang" lấy bối cảnh là vùng Đồng Tháp Mười trong thời kỳ chiến tranh, mùa nước nổi mênh mông, trắng xóa. Ekip làm phim đã dựng lên cuộc sống của cặp vợ chồng du kích Ba Đô, sống trong một căn chòi nhỏ giữa sông nước cùng đứa con nhỏ, trên trời là máy bay Mỹ quần thảo ngày đêm.

Hai diễn viên Lâm Tới, Thúy An đã khắc họa thành công tính cách của 2 nhân vật chính và tạo nên một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Đạo diễn Hồng Sến cũng truyền tải được những giá trị nhân văn sâu sắc khi dùng thủ pháp đối lập: Ngôi nhà nhỏ giữa cánh đồng rộng lớn hoang vu; sự tĩnh lặng trong ngôi nhà với tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn càng làm tình yêu vợ chồng, dân tộc thêm ngời sáng.

Biệt động Sài Gòn

Phim "Biệt động Sài Gòn" được bấm máy lần đầu tiên vào năm 1982 bởi đạo diễn Long Vân, 2 nhà biên kịch là Lê Phương - Nguyễn Thanh. 

 
 Hai diễn viên chính trong phim.

Bộ phim đi sâu vào lòng người khi làm nổi lên được những câu chuyện tình yêu đầy cảm xúc và giàu ý nghĩa đan xen trong bối cảnh đạn bom, khói lửa. Lối diễn xuất chân thực, sâu sắc của  một loạt các gương mặt diễn viên ăn khách lúc bấy giờ như Thương Tín, Quang Thái, Thanh Loan, Thúy An, Hà Xuyên, Bùi Cường ...  đã đưa bộ phim lên hàng kinh điển.

Nổi gió

Công chiếu vào năm 1968, "Nổi gió" đã được khán giả cả hai miền Nam - Bắc đón nhận nồng nhiệt, khi cốt truyện đề cập đến vấn đề nóng bỏng đương thời: chiến tranh khiến đất nước bị chia đôi, và trong nhiều gia đình có người thân đứng ở hai chiến tuyến. Gần 50 năm kể từ khi mới ra mắt, bộ phim "Nổi gió" vẫn còn được bao thế hệ khán giả nhớ mãi. Không chỉ vì cái tên gọi dễ nhớ mà bởi chất nhân văn, sự lan tỏa sâu rộng mà câu chuyện phim kể lại, như một “bằng chứng” về sức mạnh tình thân, sự đoàn kết của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ.

 
 Phim Nổi gió.

Trong bộ phim, dù là lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh, Thụy Vân và Thế Anh đều thể hiện xuất sắc vai diễn của mình khiến khán giả nhiều thế hệ xúc động và ám ảnh.

Phi Phi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.