Ý nghĩa tục mùng 1 Tết cha, mùng 3 Tết thầy

Bảo Trang |

Câu nói dân gian “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về. Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta như nhắc nhở về một giá trị truyền thống tốt đẹp trong dịpTết của mỗi người dân Việt Nam.

Tết cổ truyền của người Việt mang đậm tính chất cầu tài lộc, cầu bình an và sự may mắn. Trong những dịp lễ đó, công lao sinh thành của cha mẹ, tâm sức dưỡng dục của thầy cô luôn được các thế hệ sau khắc ghi, phát huy và gìn giữ.

Từ xưa ông cha ta đã có quan niệm rằng, ngày mùng 1 là ngày thiêng liêng nhất trong 1 năm, nên “Mùng 1 Tết cha” - đó là ngày vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ để bày tỏ hiếu đạo.

Và sau đó “Mùng 3 tết Thầy”, là ngày để người Việt bày tỏ sự biết ơn đến thầy cô, những người đã dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, là những người đã lái đò đưa mình đến bến bờ của tri thức và sự thành công.

Vào ngày này không phân biệt già hay trẻ, địa vị cao hay thấp, chức vụ như thế nào, các thế hệ học trò thường cố gắng tập trung cùng nhau đến chúc Tết thầy cô giáo của mình.

Đây là dịp để thầy và trò ngồi quây quần bên nhau cùng tâm sự, cùng nhau chia sẻ những chuyện trong cuộc sống và những học trò sẽ kể cho thầy cô về công việc, gia đình mình trong năm qua cũng như những dự định sắp tới…

Cứ như vậy, mùng 3 Tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm, thấm đượm tình thầy trò và nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những người học trò.

Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc tụng nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Chúc Tết thầy, đó là lúc điều kiện tương đối rảnh rang, khi việc thờ cúng tổ tiên, chúc tụng những người trong gia đình mình đã vãn đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.

Nó gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta.

Bảo Trang
TIN LIÊN QUAN

Những đồ trang trí không thể thiếu trong ngày Tết 3 miền

TẠ QUANG (T/H) |

Những món đồ có màu sắc tươi sáng, rực rỡ vừa để cầu may vừa tượng trưng cho sự ấm áp của không khí sum vầy trong mỗi gia đình.

Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

CUNG HUYỀN |

Mỗi năm đến dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc lại thực hiện hành trình di dân lớn nhất trong năm. Gần 3 tỷ lượt người Trung Quốc tất bật tìm về nguồn cội trong ngày lễ cổ truyền.

Trang trí món ăn ngày Tết như thế nào để "ngon mắt", nhìn là mê?

Bảo Trang (TH) |

Món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên. Vì thế, ngoài chế biến kì công, việc bài trí món ăn cũng vô cùng quan trọng.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Những đồ trang trí không thể thiếu trong ngày Tết 3 miền

TẠ QUANG (T/H) |

Những món đồ có màu sắc tươi sáng, rực rỡ vừa để cầu may vừa tượng trưng cho sự ấm áp của không khí sum vầy trong mỗi gia đình.

Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

CUNG HUYỀN |

Mỗi năm đến dịp Tết Nguyên Đán, người Trung Quốc lại thực hiện hành trình di dân lớn nhất trong năm. Gần 3 tỷ lượt người Trung Quốc tất bật tìm về nguồn cội trong ngày lễ cổ truyền.

Trang trí món ăn ngày Tết như thế nào để "ngon mắt", nhìn là mê?

Bảo Trang (TH) |

Món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên. Vì thế, ngoài chế biến kì công, việc bài trí món ăn cũng vô cùng quan trọng.