Mạnh dạn giải thể, sáp nhập các trường nghề không tuyển sinh được

LÊ HOA |

Với các trường cao đẳng và trung cấp, cần mạnh dạn giải thể, sáp nhập các trường hoạt động kém hiệu quả. Sắp xếp lại hệ thống trường nghề với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, chứ không phải chạy theo thành tích cắt giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Quân đánh giá: "Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, dạy nghề có cơ hội phát triển khi gắn với cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đó, các trường nghề ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp đang khởi sắc. Ngược lại, các trường nghề tại các địa bàn kinh tế tư nhân chậm triển, đang gặp nhiều khó khăn".

Với các trung tâm cấp huyện, sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thành một trung tâm. Tại nhiều huyện mà nhu cầu học nghề thấp hoặc gần các trường cao đẳng, trung cấp thì không cần tổ chức trung tâm dạy nghề cấp huyện. Tiến tới, các trung tâm cấp huyện trở thành vệ tinh cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Bên cạnh đó, ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, số lượng trường cần được duy trì đủ lớn, đủ quy mô đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nhà nước sẽ lựa chọn ưu tiên đầu tư một số trường trọng điểm. Những trường có khả năng tự chủ thì được tạo cơ chế đẩy nhanh tự chủ thay vì sáp nhập, Thứ trưởng cho biết thêm.

Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh: "Việc gom các trường một cách hành chính, không đi liền với tái cấu trúc, cắt giảm nhân sự thì có nguy cơ cao tạo xung đột và làm cản trở sự phát triển của các trường".

"Trường nghề không nhất thiết phải quy mô lớn, mà cần sự linh hoạt và năng động để cung cứng nhân lực cho doanh nghiệp", Thứ trưởng nói.

Tại các địa phương khó khăn, nhu cầu nhân lực trên địa bàn chưa nhiều, theo Thứ trưởng, việc duy trì nhiều trường cao đẳng, trung cấp sẽ tạo áp lực cho ngân sách Nhà nước, dẫn đến đầu tư dàn trải. Việc sáp nhập, giải thể các trường là cần thiết.

Thứ trưởng Lê Quân cho rằng, từ quá trình sắp xếp lại sẽ dẫn đến dôi dư nhân lực, tình trạng thừa thiếu cục bộ. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đề án tái cấu trúc nguồn nhân lực để triển khai đồng bộ công tác tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo lại...

LÊ HOA
TIN LIÊN QUAN

Đại học loay hoay tuyển sinh, trường nghề vẫn "hốt" thí sinh điểm cao

LÊ HOA |

Trong một thời gian dài, nhiều bậc phụ huynh, học sinh chạy theo khoa cử, chuộng bằng cấp. Từ đó, hệ thống giáo dục thực hiện phân luồng và định hướng cho người học không đúng với yêu cầu phát triển của thị trường lao động.

Đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất: Chuyện của những “ông chủ lớn” từ trường nghề

LÊ PHƯƠNG |

Theo báo cáo của 63 Sở LĐTBXH, năm 2017, tỉ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp trình độ cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trung bình đạt trên 80%. Ngoài ra, rất nhiều người trẻ tốt nghiệp trường nghề khởi nghiệp thành công, nhiều người đang học đã trở thành “hạt giống đỏ”, được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn danh tiếng săn đón.

Kỳ tuyển sinh 2018: Các trường nghề nhộn nhịp, sôi động

LÊ PHƯƠNG |

Nhiều năm gần đây, khi các trường đại học công bố điểm sàn mức 12 - 13, thậm chí có trường lấy 9 điểm/3 môn thi, nhiều ý kiến lo ngại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ đìu hiu, đối diện nguy cơ giải thể vì tâm lý sính bằng cấp. Tuy nhiên, trái với xu thế đổ xô học đại học những năm trước, kỳ tuyển sinh 2018 chứng kiến sự nhộn nhịp, sôi động của các trường nghề.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Đại học loay hoay tuyển sinh, trường nghề vẫn "hốt" thí sinh điểm cao

LÊ HOA |

Trong một thời gian dài, nhiều bậc phụ huynh, học sinh chạy theo khoa cử, chuộng bằng cấp. Từ đó, hệ thống giáo dục thực hiện phân luồng và định hướng cho người học không đúng với yêu cầu phát triển của thị trường lao động.

Đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất: Chuyện của những “ông chủ lớn” từ trường nghề

LÊ PHƯƠNG |

Theo báo cáo của 63 Sở LĐTBXH, năm 2017, tỉ lệ học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp trình độ cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp trung bình đạt trên 80%. Ngoài ra, rất nhiều người trẻ tốt nghiệp trường nghề khởi nghiệp thành công, nhiều người đang học đã trở thành “hạt giống đỏ”, được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn danh tiếng săn đón.

Kỳ tuyển sinh 2018: Các trường nghề nhộn nhịp, sôi động

LÊ PHƯƠNG |

Nhiều năm gần đây, khi các trường đại học công bố điểm sàn mức 12 - 13, thậm chí có trường lấy 9 điểm/3 môn thi, nhiều ý kiến lo ngại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ đìu hiu, đối diện nguy cơ giải thể vì tâm lý sính bằng cấp. Tuy nhiên, trái với xu thế đổ xô học đại học những năm trước, kỳ tuyển sinh 2018 chứng kiến sự nhộn nhịp, sôi động của các trường nghề.