Cận cảnh những "dòng sông chết" của thủ đô trước giờ hồi sinh

Cường Ngô |

Hà Nội đang có kế hoạch phục hồi, tạo dựng cảnh quan, xử lý môi trường nước ở những dòng sông ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án cải tạo, làm sống lại 4 con sông: Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Tích. Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ, xử lý tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: C.N

Sông Tô Lịch là dòng sông chết chảy trong nội đô với chiều dài khoảng 14km, qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Dưới sức ép của quá trình đô thị hóa cùng, nước thải sinh hoạt cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã khiến dòng sông này trở nên ô nhiễm nặng nề. Ảnh: C.N

Nước thải sinh hoạt của người dân đổ trực tiếp đã "bức tử" sông Tô Lịch. Từ  một con sông sạch - đẹp, sông Tô Lịch trở thành nơi chứa nước thải, rác sinh hoạt của người dân. Ảnh: C.N

Vì ô nhiễm nên dòng chảy sông Tô Lịch nổi bọt trắng xóa, màu nước đen, đục, bốc mùi hôi thối. Ảnh: C.N
Bên cạnh sông Tô Lịch, sông Nhuệ cũng đang dần trở thành... "con sông chết" vì ô nhiễm. Ảnh: C.N
Sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông (Hà Nội) cũng đen đặc. Người dân sống ở gần khu vực này cho hay: "Ngày nào rác thải sinh hoạt nổi kín mặt nước. Những ngày trời nắng nóng, mùi hôi từ sông bốc lên rất khó chịu". Ảnh: C.N
Cho tới thời điểm này, sông Nhuệ đang phải "gánh gồng" lượng nước thải ô nhiễm do mật độ dân cư tăng cao và ảnh hưởng bởi việc xả thải từ các làng nghề. Ảnh: C.N
Nhiều năm nay, đoạn Sông Đáy qua cầu Mai Lĩnh (Hà Đông) cũng trong tình trạng ô nhiễm nặng. Đây cũng là một trong những con sông nằm trong dự án phục hồi, tạo dựng cảnh quan, môi trường của UBND TP. Ảnh: C.N
Sông Kim Ngưu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng đang bị "bức tử" bởi rác thải sinh hoạt. Ảnh: C.N

Rác thải ô nhiễm phủ một lớp dày bên cạnh sông Lừ (quận Thanh Xuân). Ảnh: C.N

Mặc dù có biển báo của Xí nghiệp Thoát nước số 4 kêu gọi người dân vì môi trường không vứt rác xuống lòng sông Lừ, tuy nhiên, đoạn sông này vẫn luôn trong tình trạng ô nhiễm. Ảnh: C.N

Thời gian tới, UBND TP tập trung cải tạo, làm “sống lại” 4 dòng sông phía Tây thành phố là sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. TP sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào hồ. Ảnh: C.N
Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Xuất hiện 2 hố sụt lún ở gần nhà dân tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Ngày 21.9, UBND xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cho biết, có 2 hố sụt xuất hiện trên địa bàn uy hiếp đến các hộ dân.

Chelsea tạm chiếm vị trí nhì bảng Premier League

tam nguyên |

Giành chiến thắng 3-0 trên sân West Ham ở trận đấu tối 21.9, Chelsea tạm vươn lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Premier League với 10 điểm.

Sập giàn giáo ở Ninh Bình khiến 2 người tử vong

NGUYỄN TRƯỜNG |

Trong lúc các công nhân đang tiến hành đổ bêtông tại một nhà xưởng ở xã Ninh An (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) không may giàn giáo bị sập khiến 2 người tử vong.

Lo lắng, mệt mỏi sống chung với nước ngập ở Cần Thơ

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sống chung với nước ngập, nhiều gia đình gần công trình Âu thuyền Cái Khế lo người già, trẻ nhỏ bị ảnh hưởng sức khỏe.