Chợ mới ở Đắk Lắk xây xong không ai đến, 80 tiểu thương tiếp tục kêu cứu

BẢO TRUNG |

Dù liên tục tiếp nhận đơn kêu cứu, yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng chợ tạm, điểm kinh doanh trái phép cũng như giải quyết việc bồi thường của 80 tiểu thương ở thị trấn Pơng Drang. Sau rất nhiều cuộc họp, tiếp công dân, UBND huyện Krông Búk đến nay vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm vụ việc...

Liên tục gửi đơn kêu cứu

Báo Lao Động tiếp tục nhận được đơn kêu cứu lần thứ 4 của tập thể 80 tiểu thương tại thị trấn Pơng Drang (huyện Krông Búk) gửi cơ quan chức năng đề nghị chi trả hỗ trợ, đền bù và đóng cửa chợ cũ, giải tỏa chợ tạm, chợ tự phát trên địa bàn.

Theo đơn, từ ngày chợ Pơng Drang mới xây chính thức mở cửa đi vào hoạt động ngày 25.9.2021 các tiểu thương đã đến kinh doanh buôn bán hơn 2 năm nay. Nhưng do chợ Pơng Drang (chợ cũ tự phát - PV) nằm ở tổ dân phố 5 vẫn chưa được đóng cửa cũng như các chợ tạm, tự phát, không nằm trong quy hoạch trên địa bàn thị trấn vẫn chưa được giải tỏa nên tiểu thương mới không thể kinh doanh buôn bán được, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế và tinh thần.

Ngoài ra, tình trạng nhiều hộ dân lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, buôn bán tại khu vực chợ, điểm kinh doanh tự phát dọc theo hai bên đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 688... trên địa bàn thị trấn Pơng Drang vẫn ngang nhiên hoạt động trái phép và quy mô hoạt động ngày càng lớn, gây mất an ninh trật tự, không đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ, không đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trước thềm dịp Tết Nguyên đán 2024 đang đến gần.

Chị Lê Thu (tên đã thay đổi), tổ dân phố Ea Tút, thị trấn Pơng Drang chán nản nói: "Chúng tôi đã 4 lần gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc nhưng đến nay sự việc vẫn giậm chân tại chỗ, chưa có tiến triển gì đáng kể. Cơ quan chức năng của huyện hứa dẹp bỏ chợ tạm, điểm kinh doanh tự phát nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Việc bán hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán rất quan trọng với các tiểu thương nhưng hiện tại chúng tôi không dám lấy hàng hóa về, vì không biết được chính xác thời điểm nhận tiền đền bù và tiến hành di dời. Nếu lấy hàng về rồi mới di dời thì hàng hóa sẽ bị hư hỏng rất nhiều. Cả mấy năm qua, chúng tôi không buôn bán được vì việc di dời chưa rõ ràng, lại thêm thiệt hại lần này nữa thì chúng tôi không còn cơ hội để vực lại kinh tế".

Vẫn phải chờ UBND tỉnh cho ý kiến

Trước đó năm 2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao cho một doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng chợ Pơng Drang mới tại huyện Krông Búk với tổng kinh phí hơn 37 tỉ đồng. Tháng 9.2021, chợ Pơng Drang hoàn thiện với 312 kiốt, các hạng mục khác đảm bảo quy định hiện hành.

Trong hơn 2 năm qua, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có văn bản chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với vụ việc nói trên. Tuy nhiên, UBND huyện Krông Búk vì nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn chưa xử lý dứt điểm được sự việc.

Ngày 25.1, trao đổi với Lao Động, ông Phan Hoàng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Búk - cho biết, lãnh đạo UBND huyện đã yêu cầu UBND thị trấn Pơng Drang gấp rút giải quyết, dẹp bỏ các chợ tạm, điểm kinh doanh trái phép trên địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự cho khu vực.

Hiện, phương án giải phóng mặt bằng, bồi thường cho các tiểu thương về cơ bản đã được lập, công bố, tuy nhiên, do vướng mắc về các thủ tục, quy định hiện hành về Luật Đất đai của cơ quan, tổ chức, vượt thẩm quyền nên UBND huyện đã gửi văn bản xin ý kiến UBND tỉnh. Sau khi UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành cho ý kiến và có hướng chỉ đạo xử lý thì huyện mới có thể triển khai việc bồi thường cho bà con.

Trong hơn 2 năm qua, Báo Lao Động đã có nhiều bài viết phản ánh về thực trạng nói trên. Ngày 13.12.2023, cơ quan chức năng UBND huyện Krông Búk đã bố trí lực lượng tổ chức giải tỏa các chợ tự phát, các điểm kinh doanh không đúng quy hoạch, sai quy định trên địa bàn thị trấn Pơng Drang. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1.2024, tình trạng chợ tạm, điểm kinh doanh trái phép vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi hợp pháp của hơn 80 tiểu thương trên địa bàn.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Viên chức và người lao động tại Đại học Quảng Bình kêu cứu

LÊ PHI LONG |

Viên chức và người lao động tại Trường Đại học Quảng Bình đang bị nợ lương kéo dài từ 2 tháng đến 6,5 tháng, đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng nói, việc giải quyết khó khăn và kiến nghị của người lao động chưa thực hiện đúng quy trình.

Di tích quốc gia ở Nam Định chực chờ đổ sập đang "kêu cứu"

Lương Hà |

Nam Định - Chùa Viên Quang (ở thôn Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia đã hơn 30 năm nhưng hiện tại, nhiều hạng mục của chùa xuống cấp nghiêm trọng và đang chực chờ đổ sập.

Doanh nghiệp kêu cứu vì tiền thuê đất tăng 400%, Đà Nẵng sẽ lập đoàn kiểm tra

THÙY TRANG |

Trước việc các doanh nghiệp ven biển gửi đơn kêu cứu, kiến nghị về tiền thuê đất tăng cao, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu thành phố lập đoàn kiểm tra thực tế một số dự án thuê đất.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.