Có tiền mà giải ngân chậm, viện đang xây phải dừng chờ vốn, Bộ Y tế bị kiểm điểm

Khánh Hoà |

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa thẳng thắn phê bình 3 bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Y tế vì có tốc độ giải ngân đầu tư công “chậm nhất toàn quốc”, khiến 3 dự án bệnh viện lớn đang xây phải “để đó vì thiếu vốn”.

Sáng 24.5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc trực tiếp để đốc thúc 3 Bộ trên, trong đó Bộ Y tế bị nhắc nhở nhiều nhất vì đứng đầu bảng về chậm giải ngân. 

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, 3 Bộ này được bố trí 44.000 tỉ đồng, trong đó Bộ Y tế được giao 32.000 tỉ đồng, Bộ GD&ĐT là 8.000 tỉ đồng, Bộ VHTT&DL là 3.500 tỉ đồng.

Riêng năm 2018, Bộ Y tế phải giải ngân 5.260 tỉ đồng, còn Bộ VHTT&DL là 337 tỉ đồng, Bộ GD&ĐT là hơn 1.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 4.2018, tỷ lệ giải ngân của Bộ Y tế là 1,36%, Bộ VHTT&DL là 6,28%, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải ngân được 17%. Còn vốn nước ngoài thì cả 3 Bộ chưa giải ngân được đồng nào. Số vốn khoảng 17 tỉ đồng chuyển từ năm 2017 sang thuộc trách nhiệm của Bộ VHTT&DL cũng chưa được giải ngân.

Nhắc nhở Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra Đề án 125 gồm việc triển khai các dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 (ở Hà Nam) đã dừng thi công 18 tháng nay. “Đây là một trong những điển hình yếu kém trong đầu tư xây dựng, mặc dù rất bức thiết, bệnh viện thì quá tải, người bệnh thì khổ sở, nhà nước tập trung toàn lực vào đây, không thiếu tiền, nhưng dự án này giải ngân rất chậm, không có công nhân làm việc”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ nêu rõ nguyên nhân trong tổ chức thực hiện các giải pháp đầu tư xây dựng? Chỉ rõ trách nhiệm của Chính phủ hay là của Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trong tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát dự án; cam kết giải pháp thực hiện, không phải họp xong để đấy.

Giải trình với Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tới ngày 10.5, dự án bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã giải ngân được 76,66%, đang gặp vướng mắc ở quy định về thiết kế phải có dự toán, sau khi có thiết kế và dự toán thì mới được phê duyệt giải ngân qua kho bạc. Còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 mới giải ngân đạt 56%. 

“Tới nay, tiến độ đầu tư xây dựng đã chậm 18 tháng và Bộ Y tế đã xin Thủ tướng kéo dài dự án tới hết năm 2019 sẽ hoàn thành thanh quyết toán. Quý III này sẽ đấu thầu trang thiết bị”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói về 2 dự án bệnh viện.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Đề án 125 của Bộ Y tế chậm tiến độ có phần nguyên nhân là do Bộ này đã chuyển từ tổng thầu EPC sang các gói thầu và đấu thầu lựa chọn nhà thầu cho từng gói, đồng thời lại chậm triển khai dự toán công trình.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết: “Nguồn vốn 3.200 tỉ đồng đã giao cho 2 dự án bệnh viện. Đất đai cho 2 dự án này cũng là đất “sạch”. Việc triển khai dự án là trách nhiệm của Bộ Y tế”.

Ngoài 2 dự án bệnh viện trên, Bộ Y tế còn 8 dự án sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ trong đó có 3 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư là Bệnh viện Nhi cơ sở 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 và bệnh viện K.

Thứ trưởng Bộ Y Tế Phạm Lê Tuấn thừa nhận trách nhiệm trong chậm trễ giải ngân và xin nhận trách nhiệm với Chính phủ, đồng thời cho biết nếu tới 31.10.2018 mà Bộ Y tế chưa phê duyệt xong chủ trương đầu tư cho 3 dự án trên thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị Thủ tướng cắt vốn kế hoạch để thực hiện 3 dự án này để điều chuyển sang các dự án khác.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu huỷ dự toán trong kế hoạch trung hạn và thu hồi vốn giao với 3 dự án Bệnh viện Nhi cơ sở 2, bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 và bệnh viện K nếu tới 31.10.2018 Bộ Y tế chưa phê duyệt xong chủ trương đầu tư.

“Có tình trạng lúc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn thì các bộ, ngành xin cho bằng được dự án của mình, nhưng lúc làm thì lại không chịu làm”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phàn nàn đồng thời yêu cầu Ban cán sự Đảng 3 Bộ tổ chức kiểm điểm, xác định rõ các nguyên nhân chủ quan thuộc về các bộ, xác định trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu ở các cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan khi để giao vốn và giải ngân vốn đầu tư chậm, làm lãng phí nguồn lực đầu tư công, giảm hiệu quả đầu tư công, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển y tế, giáo dục, văn hoá. 

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Những thương vụ M&A nghìn tỉ của KIDO Group

Lục Giang |

Nutifood mua lại 51% vốn của KIDO Group, đem lại cho KIDO hàng nghìn tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, KIDO cũng chi hàng nghìn tỉ để chi phối nhiều thương hiệu lớn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Lộ nhiều sai phạm của doanh nghiệp khai thác đá ở Lâm Đồng

Hoài Thanh |

Lâm Đồng - Suốt nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bảo Lộc đã ngang nhiên khai thác đá ở ngoài ranh giới và phạm vi được cấp phép.

Ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Nông

BẢO LÂM |

Ông Hồ Xuân Trường được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020 - 2025.