Cứ mưa lớn là ngập, Hà Nội cần phải làm gì?

Hà Phương - Hữu Long |

Hệ thống thoát nước đã lạc hậu, hồ ao bị lấp cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh không đồng bộ khiến Hà Nội ngập úng nặng sau mỗi trận mưa lớn.

Tối 12.5 Hà Nội đã hứng chịu cơn mưa lớn và kéo dài nhất từ đầu năm đến giờ. Chỉ trong 15 phút, trận mưa lớn trút xuống thủ đô đã biến nhiều khu vực ở Hà Nội thành "sông". Nhiều phương tiện bị chết máy khiến giao thông bị ùn ứ.

Có lẽ chuyện “cứ mưa to là ngập” là chuyện thường của Hà Nội. Qua mỗi năm, tình trạng ngập úng sau mỗi cơn mưa lại diễn biến phức tạp, mỗi năm lại có thêm nhiều tuyến phố được “hiện diện” trong danh sách các điểm ngập của thành phố. Nó như căn bệnh cố hữu của Hà Nội và sẽ phải mất rất nhiều năm để khắc phục.

 
 

Lỗ hổng trong quy hoạch cốt nền đô thị

Từ góc độ kiến trúc sư, ông Nguyễn Thế Khải, Chủ tịch HĐQT Cty CP Quy hoạch và Kiến trúc Việt Nam cho biết: “Nguyên nhân chính của thực trạng ngập úng ở Hà Nội là do hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu, hồ ao bị lấp rất nhiều, không có hệ thống hồ điều hòa cho nên sức chứa không đủ. Hồ chứa bị mất đi quá nhiều nên chỉ cần mưa thì nhiều tuyến phố Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng ngập vì không có điểm thoát nước, chứa nước".

 
 

KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định: "Đường ống thoát nước của Hà Nội không theo kịp sự phát triển của đô thị. Các khu đô thị khi xây dựng ít quan tâm đến hạ tầng thoát nước giữa khu đô thị với hệ thống thoát nước chung của thành phố”.

 
 

“Trong quy hoạch, nhiều khu vực đều có cốt nền nhưng khi xây dựng thì việc này không được thực hiện nghiêm túc. Một khi thiếu cốt nền chuẩn sẽ tạo ra tình trạng ngập úng kéo dài” – KTS Phạm Thanh Tùng cho biết.

 
 

Sai ở đâu, sửa ở đó

Theo nhiều chuyên gia, vấn đề bắt nguồn từ một lỗ hổng trong quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị. Đây là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng úng ngập, một khi quy hoạch cốt nền tốt, tạo không gian cho mạng lưới thoát nước thì vấn đề ngập úng của Hà Nội sẽ được giải quyết căn bản.  

Hiện nay, Hà Nội vẫn tiêu nước bằng thế năng tự nhiên (dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực). Đây là phương án thoát nước tiết kiệm chi phí, nhưng địa hình Hà Nội vốn trũng thấp sẽ không thuận lợi cho phương án này.

 
 

Ông Khải cho rằng, thành phố sẽ còn tiếp tục “chìm” nếu ngành chức năng không có giải pháp triệt để. Để giải cứu thủ đô khi mưa lớn, Hà Nội cần giữ được các hồ nước hiện có và có thể mở rộng thêm một số hồ nước hiện tại. Hệ thống thoát nước phải làm tốt hơn, tức là các đường cống phải tính được đủ lưu lượng chứa thay cho các hồ điều hòa đã mất, tránh tình trạng quá tải cho hệ thống thoát nước. Các trạm bơm cũng phải được thiết lập để giải quyết tình trạng ngập cục bộ.

 
 
Hà Phương - Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Người dân Hà Nội khốn khổ dắt xe "chết máy" trong mưa

Sơn Tùng - Hà Phương |

Trong trận mưa lớn tối ngày 12.5, nhiều tuyến đường Hà Nội ngập nặng, nước dâng tới đầu gối, giao thông tê liệt. Người dân khốn khổ vì cảnh xe "chết" máy.

Lội nước dắt xe giữa đêm sau cơn mưa như trút ở thủ đô

Văn Thắng |

Tối ngày 12.5, cơn  mưa lớn và kéo dài đã khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập nặng, nhiều phương tiện giao thông bị chết máy khiến giao thông bị ách tắc.

Đường Hà Nội thành sông sau cơn mưa lớn

Nhóm PV |

 Khoảng 19h30 ngày 12.5, cơn mưa tầm tã kéo dài nhiều giờ tại  nhiều quận nội thành Hà Nội khiến một loạt tuyến đường bị ngập sâu biến thành sông, các phương tiện đi lại khổ sở trong đêm. 

Hà Nội dự kiến sẽ thành lập mới 6 thị trấn

Minh Hạnh |

Ngày 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm và quận Hoàng Mai).

Bộ Công an: Hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết

ANH HUY |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, việc hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Phương Anh |

Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 - 88%.

Binh chủng Thông tin liên lạc sáp nhập, tổ chức lại 2 Cục

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập và tổ chức lại Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc.

Công nhân, xe ôm công nghệ than khó thở do ô nhiễm không khí

CAO THƠM - HOÀNG XUYẾN |

Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí nên những người thường xuyên di chuyển ngoài đường phải đối diện với tình trạng không khí kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe.

Người dân Hà Nội khốn khổ dắt xe "chết máy" trong mưa

Sơn Tùng - Hà Phương |

Trong trận mưa lớn tối ngày 12.5, nhiều tuyến đường Hà Nội ngập nặng, nước dâng tới đầu gối, giao thông tê liệt. Người dân khốn khổ vì cảnh xe "chết" máy.

Lội nước dắt xe giữa đêm sau cơn mưa như trút ở thủ đô

Văn Thắng |

Tối ngày 12.5, cơn  mưa lớn và kéo dài đã khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập nặng, nhiều phương tiện giao thông bị chết máy khiến giao thông bị ách tắc.

Đường Hà Nội thành sông sau cơn mưa lớn

Nhóm PV |

 Khoảng 19h30 ngày 12.5, cơn mưa tầm tã kéo dài nhiều giờ tại  nhiều quận nội thành Hà Nội khiến một loạt tuyến đường bị ngập sâu biến thành sông, các phương tiện đi lại khổ sở trong đêm.