Cục Trẻ em xác minh trang facebook kêu gọi bài trừ, bạo hành trẻ em

Phạm Đông - Anh Thư |

Tiếp nhận phản ánh của Báo Lao Động về một fanpage có nhiều bài đăng, nội dung chia sẻ tục tĩu, chuyên chửi rủa, kêu gọi bài trừ trẻ em thậm chí là bạo hành trẻ em, đại diện Cục Trẻ em cho biết sẽ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Ngày 29.5, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, liên quan đến việc xuất hiện fanpage đăng tải nhiều bài viết kêu gọi bài trừ, bạo hành trẻ em không đúng mực, đơn vị sẽ phối hợp với Cục An ninh mạng và Bộ Thông tin và Truyền thông để kiểm tra, xử lý.

Trước đó, theo ghi nhận của PV chiều 28.5, một fanpage facebook có tên: "... ưa trẻ con" thu hút được hơn 46.000 lượt theo dõi có nhiều bài viết thể hiện sự thù ghét trẻ em. Thậm chí là nhiều lời lẽ bệnh hoạn, tục tĩu để kêu gọi bài trừ trẻ em, bằng cách tung hô bạo hành trẻ em... chia sẻ những hình ảnh kinh dị.

Mặc dù có những bài viết, những chia sẻ đáng lên án là vậy nhưng page này nhận được nhiều lời bình luận, cổ xúy cho hành vi bệnh hoạn này. Thậm chí còn thể hiện sự căm ghét, cay độc với trẻ em.

Nhiều người bày tỏ ý kiến lo ngại về một sự lệch lạc trong suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay, nhất là với những người có sự thù ghét với trẻ em, thậm chí những người mắc bệnh trầm cảm sau sinh.

Bạn đọc Phạm Thi cho biết, hôm qua tình cờ xem được bài đăng của một mẹ trên facebook, người làm mẹ như tôi thật sự rất bất bình và hoang mang. Một trang page được công khai với hơn 45.000 lượt theo dõi tại sao lại được nhiều người cổ súy cái xấu. Tại sao xã hội lại tồn tại những con người như vậy.

"Đứng trên khía cạnh tâm lý, đúng sẽ có những người không ưa trẻ con vì chúng nhõng nhẽo, mè nheo, khóc nhè, quậy phá, không ngoan... Nhưng dù có không ưa cũng đừng cùng nhau hùa vào chửi bới bọn trẻ, rồi có những lời lẽ, hành động, cái tâm quá ác quá tàn độc với trẻ con như vậy. Thật sự cần phải lên án để bài trừ để bảo vệ những đứa con thơ ngây của chúng ta" - bạn đọc Vũ Hải nói.

Còn bạn đọc Nguyễn Ngân lo ngại, hãy thử hình dung những tư tưởng và những lời lẻ này được lan truyền rộng rãi trong xã hội sẽ là mối hiểm hoạ cho toàn xã hội. Xã hội sẽ dần bị đảo lộn, giá trị đạo đức con người bị tha hóa, tương lai của những đứa trẻ sẽ ra sao nếu sống cùng những con người như này.

Theo bạn đọc Thanh Hiền, có một điều dễ thấy và đã được nói nhiều, đó là mạng xã hội phát triển, trở thành phương tiện giao tiếp, truyền thông, chia sẻ góc nhìn và quảng bá cho một vấn đề gì đó. Tuy nhiên cũng chính mảnh đất đó, một số người bộc lộ sự tiêu cực, thậm chí là thù ghét với trẻ em là điều không thể chấp nhận.

"Tôi nghĩ những người lập ra và thường xuyên tương tác với page này có rất nhiều sự thù ghét với trẻ em. Ngoài ra, cũng có thể là những bà mẹ trầm cảm sau sinh nên đâm ra có sự hằn học với những đứa trẻ. Đây là điều hết sức nguy hiểm, chúng ta cần lên án và ngăn chặn từ sớm" - ý kiến của bạn đọc Ái Vân.

Còn bạn đọc Hoàng Vũ cho hay, có thể còn rất nhiều page, website có nội dung tương tự như vậy, cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra, xử lý. Trẻ em cần được yêu thương và bảo vệ, đừng vì sự ích kỷ, thù ghét của ban thân mà làm ảnh hưởng đến tương lai của con trẻ.

Theo ghi nhận của PV, sau khi bị dư luận lên án gay gắt, hiện tại, fanpage này đã dừng hoạt động.

Phạm Đông - Anh Thư
TIN LIÊN QUAN

Vụ bạo hành trẻ mầm non ở Long An: Yêu cầu xử lý nghiêm bảo mẫu

Anh Thư |

Ngày 29.4, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý cơ sở giáo dục mầm non Hoa Bách Hợp (tỉnh Long An) và bảo mẫu bạo hành trẻ em.

Vụ cô giáo quăng quật trẻ mầm non: Bạo hành trẻ em là một thảm họa

Phạm Đông |

Liên quan đến vụ việc nghi vấn cô giáo mầm non thả trẻ rơi xuống chiếu, Phòng GDĐT thành phố và Công an TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã vào cuộc, bước đầu xác định cơ sở mầm non này có dấu hiệu hành bạo hành trẻ em.

Chuyên gia mách nước “diệt tận gốc” tình trạng bảo mẫu bạo hành trẻ em

Thảo Anh |

Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Với những người đến với nghề bảo mẫu vì miếng cơm manh áo chứ không xuất phát từ tình yêu trẻ con thì “kỷ luật không nước mắt” vốn là điều xa xỉ.

Hà Nội dự kiến sẽ thành lập mới 6 thị trấn

Minh Hạnh |

Ngày 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm và quận Hoàng Mai).

Bộ Công an: Hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết

ANH HUY |

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, việc hình thành quỹ phát triển dữ liệu là cần thiết, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bệnh Marburg diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Phương Anh |

Marburg là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỉ lệ tử vong cao từ 50 - 88%.

Binh chủng Thông tin liên lạc sáp nhập, tổ chức lại 2 Cục

Vương Trần |

Bộ Quốc phòng quyết định sáp nhập và tổ chức lại Cục Hậu cần và Cục Kỹ thuật thành Cục Hậu cần - Kỹ thuật thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc.

Công nhân, xe ôm công nghệ than khó thở do ô nhiễm không khí

CAO THƠM - HOÀNG XUYẾN |

Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí nên những người thường xuyên di chuyển ngoài đường phải đối diện với tình trạng không khí kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe.

Vụ bạo hành trẻ mầm non ở Long An: Yêu cầu xử lý nghiêm bảo mẫu

Anh Thư |

Ngày 29.4, Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý cơ sở giáo dục mầm non Hoa Bách Hợp (tỉnh Long An) và bảo mẫu bạo hành trẻ em.

Vụ cô giáo quăng quật trẻ mầm non: Bạo hành trẻ em là một thảm họa

Phạm Đông |

Liên quan đến vụ việc nghi vấn cô giáo mầm non thả trẻ rơi xuống chiếu, Phòng GDĐT thành phố và Công an TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã vào cuộc, bước đầu xác định cơ sở mầm non này có dấu hiệu hành bạo hành trẻ em.

Chuyên gia mách nước “diệt tận gốc” tình trạng bảo mẫu bạo hành trẻ em

Thảo Anh |

Tiến sĩ Trần Thành Nam - giảng viên chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Với những người đến với nghề bảo mẫu vì miếng cơm manh áo chứ không xuất phát từ tình yêu trẻ con thì “kỷ luật không nước mắt” vốn là điều xa xỉ.