Cuộc sống lo từng bữa ăn những ngày dịch COVID-19 của người dân nghèo TPHCM

Hà Phương - Thanh Chân |

Dịch COVID-19 bùng phát khiến cuộc sống của những người nghèo trong những xóm trọ nghèo ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TPHCM) thêm nhiều khó khăn. Vừa phải sống trong sự âu lo của dịch bệnh, họ vừa phải lo từng bữa ăn do mất đi nguồn thu nhập hàng ngày.

Rau cháo qua ngày

Những ngôi nhà xập xệ, ẩm thấp ở các xóm trọ nghèo nằm hàng chục năm nay dưới cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM) là "mái ấm" của hàng trăm hộ dân. Ngày nắng thì nóng mà ngày mưa thì dột nhưng đây vẫn là lựa chọn tốt nhất với nguồn thu nhập ít ỏi của những người nghèo.

Nhà trọ của những người dân nghèo.
Một trong số nhà trọ của những người dân nghèo dưới cây cầu Xóm Củi (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Ảnh: Hà Phương.

Chúng tôi tìm đến xóm Ngụ Cư (ấp 4, xã Bình Hưng) là nơi ở của gần 40 hộ dân. Bắt gặp hình ảnh người mẹ già với làn da sạm nắng, thân hình gầy guộc, bà Nguyễn Thị Mai (79 tuổi) làm nghề lượm ve chai để kiếm sống qua ngày chia sẻ: "Ngày nào cũng vậy, tôi thường đi khắp các con xóm nhỏ với hy vọng kiếm được chút chai, lọ hay thùng giấy... Những ngày dịch này, tôi cũng đi chắt góp ve chai rồi để dành đó, mai mốt vựa mở thì tôi đem bán.              

Từ hôm 1.4 đến nay, tôi cũng không kiếm được đồng nào. Ngày trước, có ngày kiếm được nhiều nhất thì khoảng 100 – 200 nghìn đồng mỗi ngày nhưng hiếm lắm. Giờ thì chẳng có tiền mua thức ăn, bữa cơm nhiều khi chỉ có mớ rau luộc từ số tiền ít ỏi người ta cho. Trước đây còn có thịt, cá chứ giờ thì... Cũng may, hôm trước, tôi được mấy cô chú ở phường cho gạo với 100 nghìn đồng".

Bà Nguyễn Thị Mai thu dọn số ve chai nhặt được. Ảnh: Hà Phương.
Bà Nguyễn Thị Mai thu dọn số ve chai nhặt được. Ảnh: Hà Phương.

Cùng hoàn cảnh khó khăn, bà Hiền hàng xóm của bà Mai (bán vé số dạo) cho hay: "Bây giờ, không đi bán vé số được vì dịch bệnh, tôi chuyển qua đi lượm ve chai. Lượm ve chai thì tiền bữa có bữa không, mà có thì cũng ít, khoảng 30 – 50 nghìn đồng. Số tiền kiếm được chắt chiu cũng chỉ đủ trả tiền phòng. Chồng tôi cũng nghỉ việc vì dịch nên thu nhập của hai vợ chồng coi như mất hết. Vợ chồng tôi khổ quen rồi, bữa no bữa đói cũng được, chỉ thương hai đứa nhỏ".

Không có quê để về

Ở phía bên kia cầu, chúng tôi không dám tin vào mắt mình khi nhìn thấy những ngôi nhà cũ nát, mùi ẩm mốc, mùi rác nồng nặc bốc lên, lại là nơi ở của gần 7 hộ gia đình. Do dịch kéo dài, nhiều người mất việc đành về quê nhưng cũng có người không có quê để về. Ông Nguyễn Văn Hải (57 tuổi) trọ ở căn nhà chật chội, ẩm thấp, trước mặt là đống ve chai ông lượm được, sau lưng nhà là con kênh đầy rác thuộc ấp 3, xã Bình Hưng.

Căn nhà trọ xập xệ chưa đầy 5m2 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải. Ảnh: Thanh Chân.
Căn nhà trọ xập xệ chưa đầy 5m2 của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hải. Ảnh: Thanh Chân.

Ông tâm sự: "Tôi và bà xã không có quê để về nên vẫn còn ở lại. Dịch này, tôi kiếm được ít hơn, chỉ khoảng mười mấy hai mấy nghìn một ngày. Hai vợ chồng già chỉ kiếm đủ để trả tiền trọ. Nhà có mỗi chiếc quạt điện với chiếc xe đạp là quý nhất rồi bán cũng đâu được bao nhiêu. Vợ chồng tôi cứ thế, nương tựa nhau mà sống đã nhiều năm nay".

Một dãy trọ cũ, tạm bợ ngay dưới chân cầu Xóm Củi có khoảng 50 hộ gia đình sinh sống. Chúng tôi gặp bà Phan Thị Ngọc Ẩn (67 tuổi, ấp 4, xã Bình Hưng) vừa vội vàng ăn tạm bát tàu hũ trong căn phòng chưa đầy 5m2. Bà vừa kể: "Tôi cũng mới bán rau ở chợ về, không nấu cơm ăn được do mệt quá, kiếm chén tàu hũ ăn đỡ đói. Mấy ngày này, dịch bệnh cũng lo lắm nhưng vẫn phải ra chợ kiếm tiền, đủ đóng tiền trọ là vui rồi. Điện, nước thì cũng hạn chế dùng cho đỡ tốn.

Ảnh: Thanh Chân.
Bà Phan Thị Ngọc Ẩn vội vã ăn tạm bữa trưa. Ảnh: Thanh Chân.

Tôi ở đây một mình, quê gốc ở Long An nhưng sinh ra ở TPHCM. Giờ mình cũng già cả rồi, ráng đi làm chứ về quê cũng không biết về đâu. Ở tạm thời đây, tới đâu hay tới đó. Bây giờ có chỗ chui ra chui vào là may. Dù nhà có nóng hừng hực, nóng như cái lò cũng phải ráng chịu thôi. Ở đây ai cũng nghèo như ai nên chẳng ai lo được cho ai. Mong dịch sớm qua nhanh để chúng tôi sớm ổn định cuộc sống.

Cuộc sống ngày thường chẳng dư dả là mấy, những ngày cách ly xã hội, những người lao động chân tay cuộc sống vốn đã khó khăn nay càng khó hơn khi vừa phải lo miếng ăn vừa phải gồng mình chống dịch.

Hà Phương - Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Người vô gia cư vạ vật trên phố trong những đêm cách ly xã hội ở TPHCM

Anh Nhàn - Phương Thảo |

Mặc dù, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM đã có những cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, nuôi dưỡng phòng chống sự lây lan của dịch COVID-19. Nhưng trong những ngày cách ly xã hội, nhiều người vô gia cư ở TPHCM vẫn ngủ trên vỉa hè, nằm trên xích lô... ở nhiều con phố.

Siêu thị 0 đồng, từ sáng sớm người nghèo xếp hàng dài mua hàng

TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Hàng trăm người nghèo sinh sống tại Hà Nội đã tập trung, xếp hàng dài trước cổng siêu thị Hạnh Phúc 0 đồng (mặt sau tòa nhà Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy) để chờ đợi, nhận bộ sản phẩm (tổng giá trị 100 nghìn đồng) hỗ trợ trong mùa dịch COVID-19. Trước lượng người đổ về quá đông, nhà tài trợ phải mở rộng gian hàng, kẻ vạch sơn đảm bảo cự ly giãn cách 2m tại khu vực này.

Chuyện những người nghèo từ chối nhận hỗ trợ trong mùa dịch COVID-19

TRẦN LƯU |

Giữa mùa dịch COVID-19, trong khi nhiều người ăn mặc sang trọng, đi xe tay ga đến nhận đồ từ thiện; thì có những hộ dân nghèo lại từ chối nhận quà. Họ chia sẻ: "Chúng tôi nghèo, nhưng vẫn còn đủ tiền xài, hãy hỗ trợ những người khó khăn hơn"...

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.