Cuộc sống xa nhà của du học sinh Lào tại Hòa Bình

Thành Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Vượt gần 250 km từ tỉnh Hủa Phăn (Lào) sang tỉnh Hòa Bình, 25 du học sinh Lào đã vượt qua nhiều khó khăn, bỡ ngỡ để hòa nhập, chuyên tâm học tập, nuôi ước mơ đem kiến thức mình học được về giúp ích cho quê hương, gia đình.

Có mặt tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình những ngày cuối tháng 8, PV Báo Lao Động được chứng kiến cuộc sống sinh hoạt, học tập thường ngày của các du học sinh Lào nơi đây với nhiều điều thú vị.

Đặc biệt, PV ngạc nhiên trước khả năng nói chuyện bằng tiếng Việt thuần thục, lưu loát của các du học sinh Lào.

Van Xam ViThoNe (20 tuổi, tỉnh Hủa Phăn) - sinh viên ngành Cao đẳng công nghệ ôtô (Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình) trò chuyện: "Khi mới sang Việt Nam, khó khăn lớn nhất là về ngôn ngữ. Qua 1 năm học tiếng Việt với sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn trong trường, đến nay em đã nói chuyện khá tốt".

 
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình đã nhiều năm đào tạo các du học sinh đến từ nước bạn Lào.

Khi mới sang Việt Nam, các du học sinh cũng mất nhiều thời thời gian để làm quen với đồ ăn bởi sự khác biệt về ẩm thực của từng quốc gia. Có một số trường hợp đã ốm 1 tuần vì chưa thể thích nghi.

Khi học tập tại trường, các du học sinh Lào được sinh hoạt tại khu ký túc xá miễn phí, 1 phòng diện tích khoảng 20m2 cho 2 người ở, với điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, đầy đủ tiện nghi. Hàng tháng, các em cũng được hỗ trợ trên 3,6 triệu đồng, giảm bớt được phần nào khó khăn trong sinh hoạt và học tập.

Cuộc sống thường nhật của các du học sinh Lào tại Hòa Bình.

Ting PhongSaVang (21 tuổi, tỉnh Hủa Phăn), sinh viên ngành Cao đẳng Quản trị mạng máy tính cho biết, do sống xa nhà, lại là con gái nên em rất lo lắng, hồi hộp khi mới theo học tại trường.

Thầy cô và các bạn bè Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ du học sinh hòa nhập, học tập.
Thầy cô và các bạn bè Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ du học sinh hòa nhập, học tập.

"Dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô, đặc biệt các bạn học sinh Việt Nam đã giúp em cùng các bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống ở Việt Nam, an tâm học tập" - em Ting nói.

Thầy Hoàng Tiến Đạt, Phó phòng Công tác học sinh, sinh viên, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình đánh giá, các du học sinh Lào rất có ý thức học tập, lễ phép, ngoan ngoãn, chấp hành kỉ luật tốt, nên việc quản lí khá thuận lợi. Đặc biệt, các bạn có tinh thần tham gia thể thao, văn hóa, văn nghệ rất tích cực trong các hoạt động mà nhà trường tổ chức.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, thầy Lê Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình cho biết: "Hiện nhà trường đang trực tiếp đào tạo 25 em du học sinh Lào, ăn ở tập trung tại trường. Các em được bố trí chỗ ở riêng, chỉ 2 người/phòng, đầy đủ tiện nghi. Trường cũng lựa chọn các giáo viên có nghiệp vụ, chuyên môn tốt để đào tạo cho sinh viên, với tinh thần quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện hết mức”.

 
Các em được sinh hoạt tại khu ký túc xá riêng với đầy đủ tiện nghi.

Em Van Xam ViThoNe và em Ting PhongSaVang bộc bạch: "Thực sự được sang Việt Nam học tập là điều may mắn, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình, các thầy cô trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình đã quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình học tập".

Tất cả các em du học sinh đều cùng chung một niềm hy vọng, sau này sẽ có cơ hội quay lại Việt Nam thăm, làm việc và mong rằng tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Lào sẽ mãi luôn bền chặt.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình tọa lạc tại phường Dân Chủ, TP.Hòa Bình trên diện tích 7ha, với tổng số 1070 học sinh, sinh viên.

Năm học 2021 - 2022, nhà trường có 176 em học sinh tốt nghiệp trình độ Trung cấp, trong đó có  2,3% xếp loại giỏi; 25% xếp loại khá.

Đặc biệt, trong số 25 du học sinh Lào có 1 em đạt loại giỏi và nhận được học bổng của nhà trường, 3 em xếp loại khá.

Thành Dân - Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Du học sinh người Việt băn khoăn việc ở lại hay trở về

Hoàng Hằng - Phương Thúy |

Cuộc sống của một du học sinh không chỉ thay đổi về môi trường học tập, mà còn là thay đổi trong chính cách nhìn nhận về tương lai. Nhiều người thường chỉ thấy bề nổi mà lầm tưởng rằng cuộc sống du học thật dễ dàng. Vậy thực sự du học sinh đã phải trải qua những gì ở xứ người, liệu họ sẽ lựa chọn ở lại hay về nước?

Sơn La đón hơn 200 cán bộ, lưu học sinh Lào sang nhập học

Hùng Minh |

Sơn La - Ngày 11.2, tỉnh Sơn La đã tổ chức phương tiện đón và tiếp nhận 208 cán bộ, lưu học sinh Lào sang nhập học năm học 2021-2022 tại cửa khẩu Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) và cửa khẩu Quốc tế Tây Trang (Điện Biên).

Lưu học sinh Lào ở Sơn La hào hứng đón Tết cổ truyền

Hùng Minh |

Sơn La - Với các bạn lưu học sinh Lào, được đón Tết Nguyên Đán là một cảm nhận mới lạ, hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam.

Xe tăng Israel húc đổ cổng trụ sở Liên Hợp Quốc ở Lebanon

Bùi Đức |

Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở Lebanon bị sập cổng do xe tăng của Israel công phá ngày 13.10.

Hà Nội ô nhiễm không khí, tác động xấu tới sức khỏe người dân

Phương Anh |

Nhiều ngày qua Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Không khí đặc quánh, mù mịt, không chỉ sáng sớm mà nhiều thời điểm trong ngày. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe người dân.

Nhà leo núi Olympia Nhật Minh ước mơ được làm thầy giáo

THANH TUẤN |

Gia Lai – Em Nguyễn Quốc Nhật Minh, nhà leo núi đạt giải Ba cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia ước mơ được làm thầy giáo cầm phấn dạy chữ.

“Khai tử” Hội đồng thẩm định tàu du lịch vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hoạt động từ năm 2015, Hội đồng này thường xuyên chồng chéo công việc kiểm tra tàu du lịch trên vịnh Hạ Long với những đơn vị chuyên ngành khác.

Giáo viên ở Bình Định tố bị cắt xén chế độ trong nhiều năm

Hoài Phương |

3 năm qua, thầy Nguyễn Văn Xuân - giáo viên Trường THCS Ngô Mây (TP Quy Nhơn, Bình Định) - người có 20 năm công tác trong ngành giáo dục phải “chạy đôn chạy đáo”, bỏ không biết bao thời gian, công sức để ôm đơn đi đòi quyền lợi, với mong mỏi sớm được nhận chế độ chính đáng của mình.

Du học sinh người Việt băn khoăn việc ở lại hay trở về

Hoàng Hằng - Phương Thúy |

Cuộc sống của một du học sinh không chỉ thay đổi về môi trường học tập, mà còn là thay đổi trong chính cách nhìn nhận về tương lai. Nhiều người thường chỉ thấy bề nổi mà lầm tưởng rằng cuộc sống du học thật dễ dàng. Vậy thực sự du học sinh đã phải trải qua những gì ở xứ người, liệu họ sẽ lựa chọn ở lại hay về nước?

Sơn La đón hơn 200 cán bộ, lưu học sinh Lào sang nhập học

Hùng Minh |

Sơn La - Ngày 11.2, tỉnh Sơn La đã tổ chức phương tiện đón và tiếp nhận 208 cán bộ, lưu học sinh Lào sang nhập học năm học 2021-2022 tại cửa khẩu Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) và cửa khẩu Quốc tế Tây Trang (Điện Biên).

Lưu học sinh Lào ở Sơn La hào hứng đón Tết cổ truyền

Hùng Minh |

Sơn La - Với các bạn lưu học sinh Lào, được đón Tết Nguyên Đán là một cảm nhận mới lạ, hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam.