ĐBSCL vẫn chưa hết “khát nước”

NHẬT HỒ |

Nghị quyết 120 chỉ rõ: Nước ngọt, nước lợ, nước mặn đều là tài nguyên. Nếu khai thác có hiệu quả các nguồn nước sẽ mang lợi ích lớn về phát triển kinh tế, xã hội. Điều này cũng giúp cho ĐBSCL thừa nước vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa nắng.

Các công trình thủy lợi đang phát huy hiệu quả

Thủy lợi cho vùng ĐBSCL đã nói đến từ rất lâu. Nhưng kể từ khi Nghị quyết 120 ra đời, hàng loạt các công trình thủy lợi lớn đã được triển khai và bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc điều tiết nước. Có thể kể các dự án như: Dự án Quản lý nước tỉnh Bến Tre; Dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1; Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé - giai đoạn 1; Dự án Hệ thống thủy lợi tiểu vùng II, III, V Cà Mau; Dự án Cống Âu thuyền Ninh Quới; Dự án Tha La, cống Trà Sư.

Triều cường dâng cao gây ngập Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu năm 2020 vào mùa gió Nam. Ảnh: Nhật Hồ
Triều cường dâng cao gây ngập Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu năm 2020 vào mùa gió Nam. Ảnh: Nhật Hồ

Nói về công trình Cống Âu thuyền Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận xét: “Khi vận hành Cống âu thuyền Ninh Quới đã giúp cho việc điều tiết nước trên 100.000ha của hai cả 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Nhờ công trình này, năm nay tình trạng thiếu nước cục bộ không còn diễn ra gay gắt”.

Sụp lún đường giao thông tại Cà Mau vào mùa hạn 2019 -2020. Ảnh: Nhật Hồ
Sụp lún đường giao thông tại Cà Mau vào mùa hạn 2019 - 2020. Ảnh: Nhật Hồ

Thực trạng bài toán thiếu nước tại ĐBSCL là minh chứng cho hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với khoảng 254km chiều dài bờ biển và 87 cửa sông thông ra biển, đây cũng là địa phương chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu trong vùng ĐBSCL. Mùa mưa bão hằng năm, không chỉ chịu xâm thực mà hàng ngàn ha rừng phòng hộ bị sóng biển cuốn trôi, nhiều đoạn đê biển cũng đặt trong tình trạng báo động.

Tuyến đường ven đê biển Cà Mau bị sụp lún nghiêm trọng vào năm 2020. Ảnh: Nhật Hồ
Tuyến đường ven đê biển Cà Mau bị sụp lún nghiêm trọng vào năm 2020. Ảnh: Nhật Hồ

Mùa khô năm 2019-2020, người dân sống trong đê phòng hộ, thuộc vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau lao đao, không chỉ hàng chục ngàn ha lúa, hoa màu bị giảm năng suất, mất trắng mà hơn 1.000 vụ sụt lún, sạt lở đất đã làm nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Triều cường kỷ lục, hạn hán rồi đến ngập lụt đặt ra cho Cà Mau bài toán phải “thích ứng”.

Người dân vùng ven biển Sóc Trăng trồng dưa hấu thay vì trồng lúa vụ 3 năm trúng năm thất do thiểu nước. Ảnh: Nhật Hồ
Người dân vùng ven biển Sóc Trăng trồng dưa hấu thay vì trồng lúa vụ 3. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: “Để đảm bảo phát triển bền vững như Nghị quyết 120 của Chính phủ, vùng ngọt của tỉnh cần chủ động được nước, thay vì bị động như hiện nay. Về lâu dài vẫn là tìm nguồn nước. Hiện nay, Bộ NNPTNT đang đầu tư hệ thống cống Cái Lớn – Cái Bé. Cà Mau cũng mong muốn, khi khép kín hệ thống cống này, có phương án để dẫn nước ngọt về. Với phương án này thì sẽ bảo vệ bền vững cho hơn 120.000ha đất sản xuất của bà con vùng ngọt. Trong đó, có cả rừng U Minh Hạ".

Tính toán nguồn nước hợp lý

Nước sinh hoạt, nước tiêu dùng, nước cho sản xuất tại nhiều nơi ở ĐBSCL đang thiếu trầm trọng. Nắng nóng mấy ngày qua, nhiều vùng tại tỉnh Bến Tre đã thiếu nước ngọt cho cả tiêu dũng lẫn sản xuất. Tại vùng U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau) hàng năm có đến trên 80.000 hộ dân thiếu nước cục bộ vào mùa khô.

Sử dụng nguồn nước hợp lý để sản xuất đa canh tại huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Sử dụng nguồn nước hợp lý để sản xuất đa canh tại huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Nghị quyết 120 đã xoay trục chiến lược ưu tiên thủy sản, hoa màu, cây trồng khác, rồi mới tới cây lúa. Nghị quyết 120 cũng chỉ rõ cần xem nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên chứ không chỉ là nước ngọt phục vụ tối đa hóa lượng lúa như trước đây.

Chính điều này đã tạo cơ hội cho các tỉnh ven biển ĐBSCL mạnh dạn chuyển đổi sản xuất, luân canh lúa – tôm chứ không độc canh cây lúa. Toàn vùng có đến trên 500.000ha diện tích lúa – tôm. Mùa mưa có nước ngọt trồng lúa. Thu hoạch lúa xong, nước mặn về người dân nuôi tôm. Thu nhập vì thế tăng gấp 4 đến 5 lần độc canh cây lúa.

Cây lúa chịu được độ mặn trên 3 phần ngàn đã có mặt nhiều nơi tại ĐBSCL. Anhr: Nhật Hồ
Cây lúa chịu được độ mặn trên 3 phần ngàn đã có mặt nhiều nơi tại ĐBSCL. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NNPTNT Bạc Liêu nhận định: “Nguồn nước cho sản xuất rất quan trọng. Bạc Liêu đã quy hoạch nhiều tiểu vùng, điều tiết nguồn nước để phục vụ sản xuất. Muốn có sử dụng nguồn nước hợp lý rất cần những công trình thủy lợi lớn để điều tiết nguồn nước”.

Việc sử dụng nguồn nước tại một địa phương cụ thể đã có sự khác biệt. Nước cho cả vùng ĐBSCL đòi hỏi cần có những quy hoạch phù hợp để phát triển bền vững.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

NHẬT HỒ |

Ngày 13.3 tới, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây được xem là Nghị quyết “vàng” cho vùng ĐBSCL. 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Một tỉnh tại Việt Nam chịu 6 trận động đất trong ngày

Vương Trần |

Tình hình động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xuất hiện trong ngày 6.10.

Cận cảnh nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Công trình nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy) đã dần hình thành.

Trung Quốc đồng tâm hiệp lực với Nga vụ Nord Stream

Khánh Minh |

Trong cuộc tranh luận về vụ nổ Nord Stream tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đồng tâm hiệp lực đứng về phía Nga.

Israel oanh tạc Lebanon nghi giết chỉ huy Hezbollah kế nhiệm

Song Minh |

Các cuộc không kích dữ dội của Israel vào Lebanon được cho là khiến thủ lĩnh kế nhiệm Hezbollah thiệt mạng.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Quảng Trị, TPHCM, An Giang

PHẠM ĐÔNG |

Kỷ luật Phó Giám đốc Sở TNMT Quảng Trị, kỷ luật Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (30.9-5.10).

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/CP: ĐBSCL từng bước chuyển mình

Nhật Hồ |

Vào cuối tuần này, tại Cần Thơ, Chính phủ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Những kết quả đạt được từ sau khi thực hiện NQ 120 vùng đất ĐBSCL đã dần phát triển đi lên.

ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững

NHẬT HỒ |

Ngày 13.3 tới, tại thành phố Cần Thơ, Chính phủ sẽ tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17.11.2017 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây được xem là Nghị quyết “vàng” cho vùng ĐBSCL. 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, ĐBSCL đã đạt được nhiều thành quả quan trọng nhưng cũng còn nhiều thách thức phải vượt qua.

Nghị quyết "Thuận thiên": Hóa giải thách thức, phát triển bền vững ĐBSCL

Nguyễn Hà |

Sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 120/NQ-CP (hay còn gọi Nghị quyết thuận thiên) đã từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.