Đường sắt Cát Linh - Hà Đông trầm lặng trước mục tiêu khai thác tháng 12

Tùng Giang - Phạm Đông |

Sau nhiều lần lỡ hẹn, dự kiến tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ tiến hành khai thác thương mại vào cuối tháng 12.2019. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng dự án này có khả năng tiếp tục lỗi hẹn với người dân.

Trầm lặng trước giờ “G”

Ngày 23.11, theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13 km, bao gồm 12 nhà ga: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Thượng Đình, ga Vành Đai 3, ga Phùng Khoang, ga Văn Quán, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê và ga Yên Nghĩa trong tình trạng yên ắng, trầm lặng trước thời điểm đưa vào khai thác vào cuối tháng 12.2019.

Không gian vắng lặng, yên ắng tại ga Láng (đoạn sông Tô Lịch - Ngã Tư Sở). Ảnh: TG.
Không gian vắng lặng, yên ắng tại ga Láng (đoạn sông Tô Lịch - Ngã Tư Sở). Ảnh: TG.
Không gian vắng lặng, yên ắng tại ga Láng (đoạn sông Tô Lịch - Ngã Tư Sở). Ảnh: TG.

Theo quan sát, các hạng mục phần trụ, mặt sàn bêtông và các chi tiết trụ thép, mái vòm bắt sáng đã cơ bản lắp đặt xong, chờ chính thức đi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, dự án cơ bản đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp và không còn bóng dáng công nhân lao động tại các nhà ga của tuyến đường sắt trên cao. Được biết, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chưa nghiệm thu, đánh giá về độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ của các hạng mục thiết bị trước khi đưa toàn tuyến vận hành, chở khách chính thức.

Ga Thái Hà đã sẵn sàng đi vào hoạt đông. Ảnh: TG.
Ga Thái Hà đã sẵn sàng đi vào hoạt đông. Ảnh: TG.
Ga Thái Hà đã sẵn sàng đi vào hoạt đông. Ảnh: TG.

Trước đó, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, nếu như mọi việc suôn sẻ, cuối tháng 12 năm nay, dự án sẽ được đưa vào khai thác thương mại.

Tiếp cận đường sắt trên cao bằng các tuyến buýt nào?

Trước đó, để hướng đến mục tiêu khai thác hiệu quả tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, Hà Nội đưa ra phương án điều chỉnh hàng chục tuyến xe buýt theo hướng kết nối với tuyến đường sắt đô thị được nhiều chuyên gia giao thông cho là việc làm cần thiết, nên sớm triển khai thực hiện.

Theo đó, mỗi ga sẽ có nhiều tuyến xe buýt kết nối, giúp hành khách đi lại thuận tiện, tiếp cận với các ga đường sắt này. Trung tâm bố trí 65 vị trí điểm dừng dọc lộ trình tuyến. Trong đó, bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm với cự ly các điểm dừng khoảng 400m.

Hà Nội hướng tới việc phát triển vận tải hành khách công cộng kết nối đường sắt đô thị. Ảnh: PĐ.
Hà Nội hướng tới việc phát triển vận tải hành khách công cộng kết nối đường sắt đô thị. Ảnh: PĐ.

Cụ thể, để khởi hành ga Cát Linh, hành khách có thể kết nối với tuyến đường sắt số 3 (Nhổn - ga Hà Nội), BRT số 1 Kim Mã - Yên Nghĩa và các tuyến buýt số 18, 22, 23.

Ga La Thành (ngã tư La Thành - Hào Nam), hành khách có thể kết nối với các tuyến xe buýt số 50, 99, 23, 30. Ga Thái Hà (phố Hoàng Cầu mới sẽ áp dụng tuyến buýt số 26, 30, 50, 18, 35A, 84. Ga Láng (bờ sông Tô Lịch) áp dụng tuyến buýt số 09B, 16, 24, 27. Ga Thượng Đình (Khương Đình - Nguyễn Trãi), áp dụng tuyến buýt số 02, 19, 01, 27.

Ga Vành Đai 3 (hầm chui Thanh Xuân), gồm các tuyến buýt 27, 29, 01, 02, 05, 19, 21B, 21A trên đường Nguyễn Trãi và tuyến số 22C, 29 tại hầm đường bộ Nguyễn Xiển. Ga Phùng Khoang (Nguyễn Trãi và Phùng Khoang) sẽ kết nối với các tuyến số 39, 27, 02, 19, 01. Ga Văn Quán (bến xe Hà Đông cũ), có vị trí thuận tiện giúp hành khách kết nối với các tuyến buýt, xe khách tại bến xe Hà Đông.

Ga Hà Đông (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) sẽ kết nối với các tuyến số 89, 01, 02, 27, 33. Ga La Khê (Lê Trọng Tấn - Quang Trung), kết nối với các tuyến số 01, 02, 21A, 27. Ga Văn Khê (Quang Trung - Ba La) gồm các tuyến 91, 01, 02, 21A, 27. Ga Yên Nghĩa (Quang Trung, Hà Đông) giúp hành khách kết nối với các tuyến xe buýt nội đô và các xe khách liên tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa.

Tùng Giang - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hơn 4 năm chậm trễ, 28% nhân viên bỏ việc

ĐẶNG TIẾN - VIỆT LÂM |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại dẫn đến thu nhập của người lao động thấp và rất nhiều người đã phải xin nghỉ việc.

“Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông"

Việt Lâm |

Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.

Hàng trăm nhân viên tại Dự án Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

Minh Hạnh |

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại. Cùng đó, hàng trăm nhân viên của dự án này xin nghỉ việc.

Hình ảnh cầu Yên Bái sau 10 ngày cấm lưu thông để sửa chữa

Trần Bùi |

Do vị trí trụ T5 có hiện tượng bị xói sâu gây mất an toàn nên lực lượng chức năng đã cấm phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái để kiểm tra, duy tu, sửa chữa.

TPHCM mở đường ven sông Sài Gòn giải cứu kẹt xe ở Bình Thạnh

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài 4km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, được kỳ vọng giảm kẹt xe, tăng kết nối cho quận Bình Thạnh.

Độc đáo ngôi nhà gỗ gần 100 tuổi ở xứ biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Nhà có 5 gian, tường xây gạch, cột gỗ, mái ngói, nền lát gạch tàu với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm.

Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu

Bảo Chương |

TPHCM - Trong bức tranh chung về lợi nhuận quý III/2024 của các doanh nghiệp niêm yết, nhóm ngành bất động sản nhà ở được dự báo có tăng trưởng âm.

Chuyển trọ gấp vì nhà trong ngõ Hà Nội xây dựng triền miên

Thu Giang |

Nhiều người dân làm việc tại Hà Nội buộc phải chuyển trọ vì ở gần công trình nhà trong ngõ đang xây dựng.

Hơn 4 năm chậm trễ, 28% nhân viên bỏ việc

ĐẶNG TIẾN - VIỆT LÂM |

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại dẫn đến thu nhập của người lao động thấp và rất nhiều người đã phải xin nghỉ việc.

“Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông"

Việt Lâm |

Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.

Hàng trăm nhân viên tại Dự án Cát Linh-Hà Đông bỏ việc

Minh Hạnh |

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10.2011, dự kiến chạy thử và khai thác từ 30.6.2015. Nhưng đến nay sau nhiều lần lỡ hẹn dự án vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại. Cùng đó, hàng trăm nhân viên của dự án này xin nghỉ việc.