Giải pháp chống tắc đường ở các cửa ngõ thành phố

VƯƠNG TRẦN |

Vào những dịp nghỉ lễ, Tết, kỳ nghỉ dài ngày, tình trạng ùn tắc giao thông lại xảy ra tại các “cửa ngõ” ra vào các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Các chuyên gia giao thông cho rằng, kết nối các tuyến đường xuyên tâm, sử dụng "dải phân cách mềm", điều chỉnh giao thông linh hoạt... là các giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng triệt để để khắc phục tình trạng trên.

Lưu lượng phương tiện tăng cao so với năng lực thông hành

Theo ghi nhận của PV Lao Động, trong đợt nghỉ lễ này, từ chiều tối ngày 29.4 và ngày 30.4, tại các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng kéo dài do lưu lượng giao thông tăng cao vượt xa năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, như: Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, Vành đai 3; QL1 qua Đồng Nai, Ninh Bình, Thanh Hóa; cao tốc theo hướng TPHCM đi Long Thành - Dầu Giây, cửa ngõ đi về miền Đông, miền Tây...

Tại một số trạm thu phí, lực lượng chức năng phải tiến hành xả trạm để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài. Nguyên nhân chính dẫn tới ùn tắc là do mật độ người và phương tiện tăng rất cao so với ngày thường, các vụ va chạm giao thông; chủ đầu tư một số tuyến đường cao tốc chậm xả trạm thu phí theo quy định.

Vào thời gian cuối của kỳ nghỉ lễ, từ chiều 2.5 đến ngày 3.5, người dân bắt đầu quay trở lại các thành phố này. Nhiều tuyến đường chiều đi vào thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh xảy ra tình trạng ùn tắc.

Trao đổi với PV Lao Động, TS Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT quốc gia nhìn nhận, trong một thời gian ngắn của kỳ nghỉ lễ, lượng phương tiện gia tăng nhiều dẫn tới năng lực thông hành của nhiều tuyến đường không đảm bảo. Lưu lượng phương tiện tăng lên cao hơn 2-3 lần so với năng lực thông hành của các tuyến đường. Do vậy việc ùn tắc là điều khó tránh khỏi.

“Đầu ngày nghỉ lễ, người dân đi ra khỏi thành phố, đi về quê, đi du lịch… Cuối kỳ nghỉ lễ người dân lại quay trở lại thành phố để làm việc, quay trở lại cuộc sống thường nhật. Do vậy, ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thường xảy ra trong những ngày đầu và ngày cuối của những kỳ nghỉ dài ngày” - TS Tạo nói.

TS Tạo cho rằng, trong điều kiện hiện tại khi chúng ta chưa thể mở rộng đường, chưa đáp ứng được hạ tầng trong những thời điểm này thì cần phải có những giải pháp hỗ trợ để giảm ùn tắc giao thông.

Trước hết cần phải tăng cường công tác dự báo, tính toán lưu lượng và mật độ giao thông trên các tuyến đường ở các khung giờ để có những điều chỉnh phù hợp. Cùng với đó cần phải có dự báo, thông tin cho người dân nắm được tình hình để có những lộ trình di chuyển phù hợp, tránh quá đông phương tiện “chôn chân” ở một thời điểm. Việc này cần có ứng dụng công nghệ để nắm được quá trình ùn tắc, lộ trình di chuyển, phân luồng tổ chức giao thông để việc đi lại được thuận lợi hơn.

Kết nối các tuyến đường xuyên tâm, sử dụng "dải phân cách mềm"

Về kết cấu hạ tầng giao thông, TS Tạo cho hay, trong những ngày nghỉ lễ, kỳ nghỉ dài ngày có thể nghiên cứu, tính toán tới việc những con đường, tuyến đường những ngày thường có hạn chế nhưng ngày cao điểm tính phương án mở rộng đối tượng, phương tiện được đi vào để giảm mật độ cho những tuyến khác. Cùng với đó có thể áp dụng “dải phân cách mềm” để tăng số lượng làn đường cho chiều có nhiều phương tiện di chuyển, tăng năng lực thông hành, giảm ùn tắc.

“Dự báo tình hình giao thông từ sớm, tính toán được lưu lượng để tổ chức giao thông hợp lý. Đồng thời, tổ chức kết cấu hạ tầng có thể “điều chỉnh mềm” để những ngày cao điểm của các kỳ nghỉ tạo điều kiện cho các dòng xe” - TS Tạo nêu ý kiến.

Cùng trao đổi, chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thuỷ -  nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải cho hay, về căn cơ, hệ thống hạ tầng giao thông của các đô thị lớn còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, cần phải tính toán việc kết nối, tổ chức giao thông tại các tuyến đường xuyên tâm, đường vành đai một cách hiệu quả, phân luồng từ sớm khi năng lực thông hành giảm.

Cùng với đó, cần tính tới phương án mở rộng các tuyến đường ở cửa ngõ để tránh tình trạng “nút thắt” dẫn tới việc ùn tắc càng trầm trọng hơn. Những tuyến cửa ngõ như Pháp Vân hay cửa ngõ phía Bắc… phải được mở rộng ra.

Tiếp đến, TS Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, việc tổ chức các phương tiện giao thông công cộng cần phải đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hơn để giảm thiểu việc sử dụng xe cá nhân. Có thể có những tuyến kết nối, trung chuyển từ các bến xe tới các bến tàu, tăng năng lực vận tải của đường sắt...

Đồng thời, trong quá trình tổ chức giao thông cần có những phương án hợp lý. Ví dụ như khi lưu lượng quá đông qua các trạm thu phí thì phải tổ chức xả trạm kịp thời, không để ùn ứ. Hoặc việc điều hành giao thông cũng cần linh hoạt cho phù hợp với thực tế.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Ùn tắc giao thông trước trường học ở Cần Thơ: Xử lý xong, đâu lại vào đấy

Thành Nhân - Yến Phương |

Cần Thơ - Nhiều giải pháp của cơ quan chức năng đã được đưa ra nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trước trường học.

Giảm ùn tắc giao thông tại đô thị: Ôtô cá nhân đang được “ưu ái”?

Minh Bằng |

Nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030. Trong khi đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, nếu chỉ hạn chế xe máy mà “thả nổi” ôtô cá nhân thì mục tiêu chống ùn tắc giao thông sẽ không thực hiện được, thậm chí còn ở mức độ cao hơn. Phải chăng ôtô cá nhân đang được “ưu ái” phát triển?

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Khu tái định cư 4 năm chưa xong, sạt lở rình rập người dân

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau 4 năm quy hoạch khu tái định cư của thôn Láo Vàng, người dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao vẫn chưa được chuyển đi.

Ùn tắc giao thông trước trường học ở Cần Thơ: Xử lý xong, đâu lại vào đấy

Thành Nhân - Yến Phương |

Cần Thơ - Nhiều giải pháp của cơ quan chức năng đã được đưa ra nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của người dân trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trước trường học.

Giảm ùn tắc giao thông tại đô thị: Ôtô cá nhân đang được “ưu ái”?

Minh Bằng |

Nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025, trong đó yêu cầu 5 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030. Trong khi đó, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, nếu chỉ hạn chế xe máy mà “thả nổi” ôtô cá nhân thì mục tiêu chống ùn tắc giao thông sẽ không thực hiện được, thậm chí còn ở mức độ cao hơn. Phải chăng ôtô cá nhân đang được “ưu ái” phát triển?