Hà Nội: Công viên Đống Đa hơn 20 năm chậm triển khai do giải phóng mặt bằng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Sáng nay (25.4), Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Hà Nội.

Tại phiên giải trình, các đại biểu đặt câu hỏi dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa được phê duyệt đến nay đã hơn 20 năm vẫn chậm triển khai, nguyên nhân do đâu?...

Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa có từ năm 1998, có quyết định thu hồi đất tại 3 phường. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, đã giải phóng được 132 hộ với diện tích trên 9.000m2 và khoảng 10.000 m2 tại khu bãi đất lấn chiếm. Sau khi giải phóng mặt bằng, quận đã sử dụng một một phần đất xây trạm điện, sân bóng, trường học…

Năm 2007, thành phố có văn bản giao Công ty BRG đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng công viên văn hóa, tuy nhiên từ đó đến nay chưa thực hiện. Khó khăn vướng mắc chính là về giải phóng mặt bằng, vướng mắc về chế độ chính sách tái định cư, giá đền bù chưa thoả đáng.

Năm 2019, quận đã có 2 văn bản báo cáo Sở Quy hoạch và Kiến trúc để báo cáo UBND TP về rà soát, điều chỉnh quy hoạch. Năm 2021, thành phố đã có văn bản giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng và các quận liên quan rà soát, báo cáo về dự án.

“Quận đã cung cấp số liệu dân cư, hiện trạng cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc, trong thời gian tới quận sẽ tiếp tục phối hợp với Sở thực hiện” - ông Định thông tin.

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định giải trình.
Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định giải trình.

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, về bản chất có thể thấy khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Với quỹ đất 8,5 ha của giai đoạn 1 của công viên, việc giải phóng mặt bằng mới triển khai được 1,9 ha. Đây là vướng mắc giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai vừa qua. Năm 2017, thành phố đã giao cho chủ đầu tư là BRG, tuy nhiên vì vướng mắc giải phóng mặt bằng mà dự án chưa triển khai.

Năm 2021, trên cơ sở kiến nghị của cử tri, chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và UBND thành phố, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cùng 2 quận: Ba Đình và Đống Đa đã tổ chức rà soát một số dự án đã triển khai giai đoạn 1, trong đó có bãi đỗ xe Thái Hà, trường mầm non, trung tâm chiếu phim Quốc gia. Các bên cũng đang tập trung hoạch định lại phạm vi ranh giới dự án.

Riêng vấn đề giải phóng mặt bằng, tới đây quận Đống Đa và Ba Đình cần có pháp lý đối với các hộ dân sử đụng đất hiện nay đang trong khu vực công viên để Sở có rà soát về ranh giới mới. Sở Quy hoạch và Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng sẽ có kiến nghị với thành phố về ranh giới mới của dự án.

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh, nếu 2 quận đáp ứng được tiến độ rà soát dự án thì Sở Quy hoạch và Kiến trúc trong nửa đầu năm 2022 sẽ trình UBND thành phố về phương án điều chỉnh Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Công trình văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo. Chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân.

Hà Nội: Hiện trạng loạt biệt thự cổ trên "đất vàng" chỉ thuê, không bán

Thiện Nhân - Hoàng Vũ |

Hà Nội - Một số biệt thự thuộc nhóm 1, có kiến trúc đặc biệt xây dựng trước năm 1954 nằm ở các vị trí “đất vàng” thuộc diện không được bán sẽ được thành phố tiến hành cải tạo, chỉnh trang.

Bên trong biệt thự cũ ở Hà Nội: Chật chội, ẩm thấp ngay trên "đất vàng"

Vương Trần |

Hà Nội - Bên trong nhiều căn biệt thự cũ ở trung tâm Hà Nội không phải tất cả mọi người đều có cuộc sống tiện nghi. Nhiều nơi đã xuống cấp, hư hỏng và các hộ dân sống trong cảnh chật chội, ẩm thấp.

Mưa lớn chia cắt gần 900 người dân tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Mưa lớn nhiều ngày khiến gần 900 người dân ở xã Thượng Hóa bị chia cắt.

Thêm 1 nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu được tìm thấy

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể được phát hiện trên sông Hồng sáng ngày 23.9 đã được xác định là 1 trong số các nạn nhân mất tích vụ sập cầu Phong Châu

Thấp thỏm sống trong chung cư "chống nạng" chờ sập ở Hà Nội

Linh Trang - Cao Thơm |

Sau bão số 3, những vết đứt gãy xuất hiện khắp nơi khiến nhiều hộ dân ở chung cư cũ A7 Tân Mai (Hà Nội) thấp thỏm lo sợ dãy nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Bé trai 2 tuổi ở TPHCM tử vong sau bữa ăn trưa tại trường

Chân Phúc |

TPHCM - Bé trai 2 tuổi có biểu hiện bất thường khi đang ăn trưa, được giáo viên đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

LPB Ninh Bình thắng trận đầu tiên tại giải bóng chuyền các câu lạc bộ châu Á

NHÓM PV |

Chiều 23.9, LPB Ninh Bình đã đánh bại Monolith Sky Risers với tỉ số 3-0 tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á 2024.