Hơn 2.000 trẻ em Việt Nam bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng mỗi năm

Hà Liên |

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng trên 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được hỗ trợ, can thiệp. 

Sáng 22.11, tại Hà Nội, diễn ra lễ khởi động Sáng kiến toàn cầu về “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học – Cần bạn, cần tôi, cần cả thế giới”.

Phát biểu tại lễ khởi động sáng kiến, ông Đặng Nam -  Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được hỗ trợ, can thiệp.

“Tính chất của các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại với nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình và trường học do nhiều đối tượng gây ra. Trong đó, thật đáng buồn phần lớn là người thân trong gia đình, giáo viên, bạn bè trong trường học”, ông Đặng Nam nói.

Theo ông Nam, những năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến trong công tác bảo vệ trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em mà không bảo lưu bất kỳ điều khoản nào.

Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong xây dựng khung pháp lý để bảo đảm mọi trẻ em có môi trường sống an toàn như: Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em… Đặc biệt, tổng đài điện thoại quốc gia về trẻ em đang chuẩn bị được vận hành.

Trưởng đại diện tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) tại Việt Nam. Ảnh: PV
Trưởng đại diện tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) tại Việt Nam. Ảnh: PV

Phát biểu tại sự kiện, bà Trần Thu Huyền - Trưởng Đại diện tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam nhận định, công tác bảo vệ trẻ em được đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng cha mẹ hoặc người thân trong gia đình, một số thầy cô giáo vẫn dùng biện pháp trừng phạt thân thể với trẻ em.

Lý giải cho việc vẫn xảy ra một số vụ bạo hành trẻ em gây bất bình dư luận trong thời gian qua, bà Huyền cho rằng, nhiều bậc cha mẹ vẫn tin rằng, đòn roi là phương pháp hiệu quả để nuôi dạy con cái. Thế hệ của bà, thậm chí những thế hệ trẻ hơn cũng có xu hướng ảnh hưởng bởi quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”…

Hà Liên
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.