Khánh Hòa dự kiến chi 67,7 tỉ đồng hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó khăn

Hữu Long |

Khánh Hòa - Địa phương có kế hoạch chi 67,7 tỉ đồng để đầu tư xây dựng phòng học, nhà công vụ cho giáo viên, xây dựng thư viện; mua sắm thiết bị, bồi dưỡng tiếng dân tộc Raglai.

Ngày 5.1, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030”.

Đối tượng chính được hưởng thụ theo chương trình là trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc các huyện nghèo, các thôn, xã khó khăn, các thôn, xã khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định…

Theo kế hoạch, đến năm 2025 địa phương phấn đấu bình quân toàn tỉnh có ít nhất 29,9% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 94,6% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó duy trì 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi.

Đến năm 2030, phấn đấu bình quân toàn tỉnh có ít nhất 33,7% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97,14% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, trong đó duy trì 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi…

Riêng đối với giáo viên, đến năm 2025 sẽ bồi dưỡng cho ít nhất 80% giáo viên mầm non biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ và đến năm 2030 sẽ bồi dưỡng cho ít nhất 90% giáo viên mầm non biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

Dự kiến, tổng kinh phí dự kiến triển khai thực hiện kế hoạch là 67,7 tỉ đồng trong đó gồm kinh phí dự kiến đầu tư xây dựng phòng học; đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý; xây dựng thư viện; mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi dạy học tối thiểu; tập huấn, bồi dưỡng tiếng dân tộc Raglai.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn giáo dục TPHCM 2023, 100% học sinh THCS được hỗ trợ học phí

Chân Phúc |

TPHCM - 100% học sinh THCS được hỗ trợ học phí; Đổi mới dạy học trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Áp dụng bản đồ GIS để tuyển sinh đầu cấp... là những dấu ấn ngành giáo dục TPHCM đạt được trong năm 2023.

Sự thực đằng sau vụ nợ lương viên chức giáo dục ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 3.1, để làm rõ thực hư việc TP. Thanh Hóa được cho là nợ lương của 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với những người liên quan.

Học phí đại học tăng, phụ huynh mong chất lượng giáo dục sẽ tăng tương ứng

QUỲNH TRANG |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Còn vướng mắc thi hành 3 luật mới về thị trường bất động sản

Thạch Lam |

Mặc dù hàng loạt nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành nhưng việc thi hành 3 luật về thị trường bất động sản vẫn còn những khó khăn nhất định.

2 công ty gạch ở Đồng Nai nợ lương khoảng 200 công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khoảng 200 công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch men King Minh và Công ty TNHH Gạch Granite Đồng Nai bị nợ lương và bảo hiểm xã hội nhiều tháng.

Cận cảnh trung tâm nông nghiệp phớt lờ lệnh trả đất

Lam Thanh |

Dù bị yêu cầu di chuyển tài sản, bàn giao đất trong tháng 8.2024 nhưng đến nay chủ đầu tư Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện.

Bác tin "lái đò Chùa Hương bị cắt suất sau khi đi hỗ trợ bão lũ"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin nhiều lái đò Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) sau khi chuyển đò đi cứu trợ vùng lũ bị cắt suất, không cho chèo đò phục vụ khách.