Kinh hoàng ô nhiễm ở suối Cam Ly giữa lòng TP Đà Lạt

Nhiệt Băng |

Nạn ô nhiễm nguồn nước ở suối Cam Ly, Đà Lạt (Lâm Đồng) diễn ra nhiều năm nay nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp căn cơ để xử lý triệt để.
Những họng cống từ các khu dân cư xả thẳng ra suối Cam Ly, Đà Lạt. Ảnh: Nhiệt Băng
Những họng cống từ các khu dân cư xả thẳng ra suối Cam Ly, Đà Lạt. Ảnh: Nhiệt Băng

Có mặt tại suối Cam Ly, PV Lao Động chứng kiến nguồn nước ở đây ô nhiễm rất nặng nề. Màu nước dòng suối này đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Ngoài những họng cống xả thẳng ra suối, ngoài ra suối Cam Ly còn phải "ăn" đầy rác thải sinh hoạt, không ai vớt dọn, đọng lại thành những "ổ rác" lớn.

Nhất là tại thác Cam Ly, dòng nước thải chảy về đen ngòm, nổi bọt trắng xóa khiến nhiều người đến đây không khỏi hãi hùng.

Thác Cam Ly là danh thắng quốc gia nhưng phải hứng chịu ô nhiễm nguồn nước rất nặng nề. Ảnh: Nhiệt Băng
Thác Cam Ly là danh thắng quốc gia nhưng phải hứng chịu ô nhiễm nguồn nước rất nặng nề. Ảnh: Nhiệt Băng

Một du khách sau khi đến tham quan dòng thác Cam Ly nổi bọt trắng xóa, thở ra: "Ô nhiễm kinh hoàng thế này thì làm du lịch thế nào? Thực trạng này cần sớm được khắc phục chứ không thể để như vậy".

Theo ông Nguyễn Viết Vân - Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Lâm Đồng, Danh thắng quốc gia thác Cam Ly được tỉnh giao cho Công ty CP Dịch vụ, du lịch Đà Lạt khai thác đón khách du lịch. Tình trạng ô nhiễm tại thác Cam Ly diễn ra từ nhiều năm nay, Sở VHTT-DL tỉnh cũng đã nhiều lần phối hợp UBND TP Đà Lạt kiểm tra, xác định tình trạng ô nhiễm.

x
Đủ loại rác thải "tuồn" xuống suối Cam Ly, Đà Lạt. Ảnh: Nhiệt Băng

Nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định là do nước thải sinh hoạt, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hơn 250 ngàn cư dân thành phố cộng với nguồn rác thải (lỏng và rắn) từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch, thương mại của hàng chục trung tâm, chợ buôn bán lớn nhỏ, gần 18.000 nhà hàng, khách sạn cơ sở lưu trú...

Sở VHTT-DL cũng đã có báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan vào cuộc xử lý vấn nạn ô nhiễm.

Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, thác Cam Ly rơi vào tình trạng ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với mức độ ngày càng nặng. Các thông số đánh giá mức độ ô nhiễm đều vượt chuẩn gấp nhiều lần. Đáng quan tâm nhất là nguồn nước ở đây nhiễm phân gấp 16,5 lần quy định, và đang có dấu hiệu tăng lên.

Nạn ô nhiễm thác Cam Ly diễn ra nhiều năm nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để. Ảnh: Nhiệt Băng
Nạn ô nhiễm thác Cam Ly diễn ra nhiều năm nhưng cơ quan chức năng chưa xử lý triệt để. Ảnh: Nhiệt Băng

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Trãi - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, thác Cam Ly thuộc địa bàn TP Đà Lạt và ô nhiễm bắt nguồn từ nước thải của cư dân thành phố này nên trách nhiệm trước hết thuộc về UBND TP Đà Lạt.

Trong khi đó, một lãnh đạo UBND TP Đà Lạt cho biết, giải pháp xử lý vấn đề ô nhiễm suối Cam Ly thì có nhưng không thể triệt để được. Vị lãnh đạo này đề nghị PV để lại câu hỏi và UBND TP Đà Lạt sẽ trả lời cụ thể sau.

Nhiệt Băng
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia đề xuất giải pháp cải thiện nước hồ Tây có dấu hiệu ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Trước hiện tượng nước hồ Tây chuyển màu đậm và có dấu hiệu ô nhiễm, chuyên gia môi trường đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước hồ, chống ô nhiễm và tạo sự sống cho các loài sinh vật.

Màu nước tố cáo ô nhiễm, không xử là không xong với dân

Lê Thanh Phong |

Mấy ngày qua, báo chí đưa tin và hình ảnh về đầm nước trước Cống số 6 (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn trong tình trạng chuyển màu hồng sậm, bốc mùi hôi thối. Màu nước như bản “cáo trạng” về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề còn lại là xác định thủ phạm xả chất thải độc hại ra đầm mà thôi.

TP Vinh (Nghệ An): Một số điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

QUỲNH TRANG - NGUYỄN HÀ |

Tại nhiều khu vực trên địa bàn TP. Vinh (Nghệ An) nhất là khu vực phường Hồng Sơn và Vinh Tân lâu nay xuất hiện tình trạng đổ rác thải tràn lan, khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Chuyên gia đề xuất giải pháp cải thiện nước hồ Tây có dấu hiệu ô nhiễm

PHẠM ĐÔNG |

Trước hiện tượng nước hồ Tây chuyển màu đậm và có dấu hiệu ô nhiễm, chuyên gia môi trường đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nước hồ, chống ô nhiễm và tạo sự sống cho các loài sinh vật.

Màu nước tố cáo ô nhiễm, không xử là không xong với dân

Lê Thanh Phong |

Mấy ngày qua, báo chí đưa tin và hình ảnh về đầm nước trước Cống số 6 (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn trong tình trạng chuyển màu hồng sậm, bốc mùi hôi thối. Màu nước như bản “cáo trạng” về hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề còn lại là xác định thủ phạm xả chất thải độc hại ra đầm mà thôi.

TP Vinh (Nghệ An): Một số điểm tập kết rác gây ô nhiễm môi trường

QUỲNH TRANG - NGUYỄN HÀ |

Tại nhiều khu vực trên địa bàn TP. Vinh (Nghệ An) nhất là khu vực phường Hồng Sơn và Vinh Tân lâu nay xuất hiện tình trạng đổ rác thải tràn lan, khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề.