Lao động hồi hương về Đắk Lắk sống vất vưởng, làm đủ nghề kiếm sống

BẢO TRUNG |

Nhiều người lao động từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về Đắk Lắk đang thất nghiệp, sống vất vưởng và chấp nhận làm đủ nghề để kiếm sống, miễn sao có thu nhập lo cho gia đình.

Sống lay lắt, chật vật

Nhiều lao động sau khi về Đắk Lắk từ các tỉnh phía Nam tránh dịch COVID-19 phải sống chật vật vì khó tìm được công việc ổn định để lo cho bản thân và gia đình. Nhiều người cho biết chấp nhận bất kỳ công việc nào dù "trái tay" miễn sao có thu nhập để tránh khỏi cảnh "ăn bám" gia đình.

Anh Huỳnh Văn Tài (huyện Cư M'Gar) tâm sự: "Tôi là tài xế lái xe bằng D mưu sinh kiếm sống ở Đồng Nai, còn vợ thì làm giáo viên tại một trường mầm non tư thục. Tháng trước, vì dịch bệnh diễn biến phức tạp nên hai vợ chồng phải đem theo con dại về Tây Nguyên nương nhờ ông bà nội. Cả hai vợ chồng hiện đang thất nghiệp. Trước đó chúng tôi đã nhiều lần nhờ chính quyền xã giới thiệu việc làm, bất kể ngành nghề phổ thông nào để kiếm tiền, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Tôi thực sự lo lắng, có phần tuyệt vọng, chỉ mong tình hình sắp đến ổn định để quay trở vào Nam làm cho doanh nghiệp cũ. Giờ, cả nhà 4 người sống nương nhờ ông bà đã già yếu, ăn uống qua ngày, thiếu chất, được bữa nào hay bữa đó".

Anh Hồ Minh Cường (huyện Ea H'Leo), một kỹ sư xây dựng, đang có mức lương ổn định khi làm cho một doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM. Nhưng khi COVID-19 bùng phát, anh phải bỏ hết tất cả, quay về Đắk Lắk đoàn tụ với vợ con.

Về quê, thất nghiệp, tạm hưởng trợ cấp BHXH nhưng không thể gồng gánh nổi gia đình nhiều miệng ăn. Vậy là từ một lao động trí óc thì nay anh Cường phải cặm cụi đi chăm bón cà phê mỗi ngày, dạy con cái học, phụ giúp vợ việc nội trợ.

Anh Cường sữa chữa chiếc xe cày để chuẩn bị lên rẫy. Ảnh: Bảo Trung
Anh Cường sửa chữa chiếc xe cày để chuẩn bị lên rẫy. Ảnh: Bảo Trung

"Nói không ngoa tôi đang sống bám lấy vợ, không thu nhập, tiền đi chợ, điện nước hàng tháng là do bà xã tự còng lưng ra kiếm để chi trả. Giờ tôi chấp nhận làm bất kỳ công việc nào kể cả phụ hồ để phụ giúp cho vợ", anh Cường chua chát nói.

Kết thúc việc làm rẫy thì anh Cường về nhà dạy con học. Ảnh: Bảo Trung
Kết thúc việc làm rẫy thì anh Cường về nhà dạy con học. Ảnh: Bảo Trung

Chị Nguyễn Thị Luyện (huyện Buôn Đôn) nói: "Trước đây, tôi làm công nhân may mặc cho một doanh nghiệp ở TP.HCM vì dịch bùng phát nên phải trở về Đắk Lắk. Về quê, tôi vẫn chưa xin được công việc mới, cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Năm nay, tôi đã hơn 40 tuổi, rất khó tìm được công việc ổn định nên giờ cứ có công việc gì kiếm ra tiền là làm tất, không kén chọn".

Loay  tìm hướng giải quyết

Được biết, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9.2021, có hơn 80.000 công dân trở về Đắk Lắk từ các tỉnh thành khu vực phía nam để tránh dịch COVID-19. Một lượng lớn trong số đó là người trong độ tuổi lao động. Ngoài những người tha thiết tìm kiếm công việc mới ở địa phương để được ổn định, sống cạnh gia đình thì cũng có một bộ phận mong dịch được kiểm soát để sớm quay trở lại miền Nam.

Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, người lao động hồi hương rất khó tìm kiếm được công việc mới. Nếu lao động muốn chuyển đổi nghề thì đơn vị có thể giới thiệu những điểm có nhu cầu đào tạo, nhưng vì dịch bệnh, giờ nhiều nơi cũng tạm dừng hoạt động.

Còn một vấn đề nữa đó là người lao động cư trú ở các huyện, thị xã cũng đang gặp khó khăn khi TP.Buôn Ma Thuột đang mở 7 chốt kiểm soát những cửa ngõ ra vào nên việc đi lại còn khó khăn chứ đừng nói đến chuyện về thành phố tìm kiếm việc làm mới.

UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án hỗ trợ cho số lao động này và tạo việc làm nếu họ quyết bám trụ ở quê.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Một địa phương ở Đắk Lắk tạm dừng hoạt động mua bán nông sản

BẢO TRUNG |

Sáng 16.9, ông Hoàng Kiên Cường - Chủ tịch UBND huyện Krông Búk (Đắk Lắk) thông tin, đã ban hành văn bản chỉ đạo khẩn tạm dừng hoạt động mua bán nông sản để khống chế dịch bệnh.

Đắk Lắk xử lý người đăng thông tin thất thiệt CSGT chết vì mắc COVID-19

BẢO TRUNG |

Chiều 15.9, Công an thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) đang truy tìm chủ tài khoản Facebook có tên "Đắk Lắk 24h" vì đăng tải thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Đắk Lắk tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất của dân ở dự án đường Đông - Tây

BẢO TRUNG |

Chính quyền TP.Buôn Ma Thuột vừa yêu cầu tạm hoãn việc cưỡng chế thu hồi đất của các hộ dân thôn 1, xã Hòa Thắng để làm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho bà con tại công trình đường Đông - Tây.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.