Mưu sinh trên ghềnh đá, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

HỮU LIỀU |

Quảng Bình – Vào những ngày biển động không ra khơi, ngư dân tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại cùng nhau ra các ghềnh đá ở quanh vịnh Hòn La để cào, hái rong biển mưu sinh. 

Thu tiền triệu mỗi ngày

Theo ngư dân tại đây, thông thường mùa rong biển bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 10 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 1, tháng 2 âm lịch. Đặc biệt, rong biển thường chỉ bám vào các ghềnh đá trắc trở nằm sát chân sóng.

Mùa rong biển cũng thường trùng vào mùa biển động, nên ngư dân xã Quảng Đông thường không ra khơi, thay vào đó họ kéo nhau ra các ghềnh đá để hái “lộc biển” trong những ngày này.

Theo người dân, rong biển tại đây được chia làm 2 loại, loại mọc trên những tảng đá được gọi là rong mứt, còn loại thứ 2 mọc ở chân những ghềnh đá sát chân sóng thì được gọi là rong đỏ.

Tuy nhiên, vì nằm sát chân sóng, khá nguy hiểm nên rong đỏ thường được cánh đàn ông thu hoạch, chị em phụ nữ sẽ đảm nhiệm việc hái rong mứt mọc trên những tảng đá.

Theo anh Đinh Văn Dũng (SN1986, trú tại thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông), mỗi ngày, nhóm 5 người của anh thu được hơn 20kg rong đỏ. Với giá bán 250 ngàn đồng/kg, nhóm của anh Dũng thu về 5 triệu đồng, trung bình mỗi người được 1 triệu.

Rong đỏ có giá trị cao, khoảng 250 nghìn đồng/kg. Ảnh: Phan Phương
Rong đỏ có giá trị cao, khoảng 250 nghìn đồng/kg. Ảnh: Phan Phương

Tuy nhiên, để có thể hái được các loại rong biển bám chắc vào đá này, người dân cần phải có dụng cụ chuyên dụng, đó là một miếng kim loại mỏng, hình tròn và vừa lòng bàn tay để cạo rong ra khỏi đá và cũng khá tốn sức.

Đối với cánh phụ nữ ở xã Quảng Đông, mặc dù không thể khai thác rong đỏ như cánh đàn ông nhưng với việc thu hái rong mứt trên các bãi đá cũng mang lại cho chị em một nguồn thu nhập đáng kể.

Chị Nguyễn Thị Đào (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông) cho biết, sáng nào chị cũng cùng chị em trong xóm dậy sớm để đi hái rong mứt.

Trung bình mỗi người sẽ hái được từ 1-2kg , tính theo giá hiện nay, mỗi ngày chị em ngư dân xã Quảng Đông cũng kiếm được trên 300 nghìn đồng.

Nghề nguy hiểm bên ghềnh đá

Nghề hái rong biển tuy mang về nguồn thu nhập khá cho nhiều ngư dân lúc biển động, nhưng đây thật sự là một nghề nhọc nhằn, đầy nguy hiểm. Theo chia sẻ của nhiều ngư dân chuyên hái rong đỏ, để lấy được loại rong này, họ phải bám vào những ghềnh đá trơn trượt, cheo leo bên mép sóng. Bởi vì ở những nơi sóng đánh nhiều, đá càng trơn, càng chênh vênh thì rong đỏ mọc càng nhiều.

Anh Đinh Văn Dũng cho hay, để hái được rong đỏ bám vào các ghềnh đá, người dân phải vừa hái rong vừa canh sóng.

“Liếc mắt thấy những cơn sóng lớn đằng xa là phải tìm cách tránh, không cẩn thận là bị sóng lôi xuống biển, mất mạng như chơi. Mặc dù đã có kinh nghiệm hái rong đỏ nhiều năm nhưng bản thân tôi không ít lần bị sóng đánh úp, ngã xuống ghềnh đá, bị thương khắp người”, anh Dũng chia sẻ.

Theo ông Lê Chí Tương - Bí thư Đảng ủy xã Quảng Đông, nghề lấy rong biển tuy mỗi năm chỉ có khoảng 4 - 5 tháng nhưng thu hút nhiều ngư dân trên địa bàn tham gia và mang về một nguồn thu khá cho người dân. Dù vậy, đây cũng là một nghề rất nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy là để lại hậu quả xấu, từng có nhiều người tử nạn do trượt chân ngã xuống ghềnh đá và bị sóng cuốn đi. Chính quyền địa phương cũng nhiều lần khuyến cáo người dân cần phải hết sức cẩn thận khi đi lấy rong biển.

Ngư dân bám mình trên ghềnh đá để khai thác rong đỏ. Ảnh: Phan Phương
Ngư dân bám mình trên ghềnh đá để khai thác rong đỏ. Ảnh: Phan Phương

Được biết, rong biển, đặc biệt là rong đỏ ở vùng biển xã Quảng Đông có tác dụng giải độc, thanh mát cơ thể, cả người lớn và trẻ nhỏ đều ăn được. Có lẽ đó cũng chính là lý do mà rong đỏ ở vùng biển Quảng Đông được thương lái và người dân các xã lân cận săn lùng.

HỮU LIỀU
TIN LIÊN QUAN

Muôn kiểu mưu sinh giữa trời đêm giá rét

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ giữa đêm đến sáng, dưới những cơn mưa rả rích, cái rét cắt da, trong khi rất nhiều người đang say giấc thì tại khu vực chợ Đông Ba (TP. Huế), có rất nhiều người đang lặng lẽ dầm mưa, cắn răng chịu rét để mưu sinh.

Lao động ngoại tỉnh lận đận mưu sinh

P.Ngân - Anh Tú |

Nhiều người lao động ngoại tỉnh tìm đến TPHCM mong có việc làm, ổn định cuộc sống. Nhưng hoàn cảnh khó khăn, với đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống khiến họ phải sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Mưu sinh trên ngọn... hồ tiêu

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Để thu hái hồ tiêu, người lao động phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm rình rập do thường xuyên phải leo trèo, làm việc ở độ cao từ 2 - 7m và có thể bị côn trùng, rắn rếp... ẩn nấp ở trong cây tấn công bất cứ lúc nào.

Phó Chủ tịch xã ở Lạng Sơn bị uy hiếp bằng ảnh nhạy cảm

An Khánh |

Lạng Sơn - Cơ quan chức năng đang xác minh việc một Phó Chủ tịch xã ở huyện Cao Lộc bị tung ảnh nhạy cảm để tống tiền.

Đất đá sạt lở đè trúng 2 xe ô tô trên Quốc lộ 6

Minh Chuyên |

Sơn La - Mưa kéo dài đã khiến lượng lớn đất sạt lở đè trúng 2 xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 6.

Kỳ Duyên bị so học vấn với dàn hoa hậu Đại học Ngoại thương

NGUYỄN ĐẠT |

Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học tiếp tục gây tranh cãi. Kỳ Duyên bị so sánh việc học tập với nhiều hoa hậu cùng học tại Đại học Ngoại thương.

LD 24069: Ước nguyện phẫu thuật cho con vùi dưới đất lạnh

DƯƠNG THÙY |

Sau vụ sạt lở đất khiến hàng chục người chết, cô giáo Trương Thị Mai Ân đã ra đi khi ước nguyện lớn nhất là phẫu thuật lồng ngực cho con gái còn dang dở.

Không được kiểm toán, cổ phiếu ITA bị đình chỉ giao dịch

Gia Miêu |

Cổ phiếu ITA của Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo sẽ bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26.9.2024.

Muôn kiểu mưu sinh giữa trời đêm giá rét

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ giữa đêm đến sáng, dưới những cơn mưa rả rích, cái rét cắt da, trong khi rất nhiều người đang say giấc thì tại khu vực chợ Đông Ba (TP. Huế), có rất nhiều người đang lặng lẽ dầm mưa, cắn răng chịu rét để mưu sinh.

Lao động ngoại tỉnh lận đận mưu sinh

P.Ngân - Anh Tú |

Nhiều người lao động ngoại tỉnh tìm đến TPHCM mong có việc làm, ổn định cuộc sống. Nhưng hoàn cảnh khó khăn, với đồng lương ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống khiến họ phải sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Mưu sinh trên ngọn... hồ tiêu

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Để thu hái hồ tiêu, người lao động phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm rình rập do thường xuyên phải leo trèo, làm việc ở độ cao từ 2 - 7m và có thể bị côn trùng, rắn rếp... ẩn nấp ở trong cây tấn công bất cứ lúc nào.