Theo gia đình bé trai, trong lúc nghịch bật lửa, không may phát nổ khiến bé bị bỏng vùng mặt. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau, rát vùng mặt được chẩn đoán bỏng độ 2 vùng mặt.
Theo các bác sĩ Khoa Chấn thương – chỉnh hình và bỏng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, khoa đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhi bị bỏng các loại: bỏng nước, bỏng lửa, bỏng do chế tạo pháo...
Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ nhỏ chưa hiểu hết được mức độ nguy hiểm khi không may gặp sự cố. Bên cạnh đó là sự bất cẩn của phụ huynh, không để ý, giám sát chặt chẽ đến trẻ.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, giáo dục và để xa tầm tay của trẻ các vật dụng nóng, sôi, các chất dễ cháy nổ, các chất sinh lửa, đồ điện...
Khi phát hiện trẻ bỏng cần rửa vết bỏng bằng nước sạch để làm giảm nhiệt độ tại vết bỏng và giảm độ sâu của vết bỏng.
Nếu bị bỏng ở tay hoặc chân có thể ngâm tay, chân trong chậu nước hoặc dùng vòi nước chảy xả trực tiếp vào vùng bị bỏng. Sau đó cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.