Người có tiền xếp hàng mua, nhà ở xã hội không đến tay người nghèo

Anh Tuấn |

KTS Trần Ngọc Chính – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đã chỉ ra nhiều bất cập về nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

“Băm nát” quy hoạch đường Lê Văn Lương: Cứ “chồng” tầng lên chỉ có lợi cho nhà đầu tư, người dân thì khổ

Phát biểu tại hội thảo "Phát triển công nghiệp và đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" chiều 19.7, ông Trần Ngọc Chính cho biết, trong quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trong vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn nhiều hạn chế; mối liên kết vùng còn yếu. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Lấy ví dụ về quy hoạch tuyến đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, Hà Nội), ông cho rằng tuyến đường đang trở thành “điểm nóng” về bất cập quy hoạch và Chính phủ cũng đã nhìn thấy bất cập này.

“Quy hoạch phải dựa trên cơ sở mật độ dân cư và phát triển đồng bộ hạ tầng. Còn việc cứ “chồng” tầng lên như vậy, chỉ có lợi cho nhà đầu tư, còn người dân rất khổ”, ông Chính nói.

Một vấn đề quan trọng ở đô thị, theo vị kiến trúc sư này là lo nhà ở, nhất là nhà ở cho người thu nhập thấp.  

“Nhà ở xã hội ra đời để phục vụ công nhân, cho những người nghèo chứ không bỏ ra 30.000 tỉ đồng rồi cuối cùng người có ôtô xếp hàng mua, không đến tay những người nghèo. Ta có chủ trương chính sách nhưng có đi vào cuộc sống hay không? Nhà ở quan trọng nhất”, ông Chính đặt vấn đề. 

Góp ý về những giải pháp phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn vùng ĐBSH, KTS Trần Ngọc Chính cho rằng cần thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Lấy việc phát triển kinh tế đô thị làm động lực phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, các vùng địa phương. Đồng thời tái cấu trúc và tổ chức không gian, xây dựng hệ thống đô thị thống nhất, hiệu quả, toàn diện, năng động, có sức cạnh tranh cao, tăng cường liên kết vùng và kết nối đô thị - nông thôn.

Cải cách thể chế để phát triển Đồng bằng sông Hồng 

Theo ông Nguyễn Duy Hưng - Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện phục vụ tổng kết Nghị quyết 54 năm 2005 và Kết luận 13 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, Ban Kinh tế trung ương sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới. 

Theo ông Hưng, vùng Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược quan trọng. Công nghiệp là động lực phát triển của vùng. Nhìn tổng thể, sau 17 năm kể từ khi Nghị quyết 54 được ban hành, công nghiệp của vùng trong đó nổi bật là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 11,7% trong năm 2016-2020. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An thông tin thêm tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả vùng năm 2020 đạt trên 551.000 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với con số 251.000 tỉ đồng của năm 2010. Ngành công nghiệp phát triển tập trung vào một số ngành mũi nhọn như điện điện tử, lắp ráp ôtô, đóng tàu, dệt may, công nghiệp phụ trợ.  

Bên cạnh thành tựu trên, ông An cũng cho rằng phát triển công nghiệp và đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng những năm qua đặt ra nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghiệp chưa gắn kết chặt chẽ để lan tỏa sang các ngành kinh tế khác.  

Đồng thời, nhiều ý kiến cũng cho rằng trình độ công nghệ của ngành công nghiệp vẫn còn lạc hậu, nguồn lực đầu tư còn thấp, tốc độ đổi mới còn chậm. Do vậy, khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp còn rất hạn chế… 

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới, cải cách thể chế là giải pháp được nhiều đại biểu đề xuất tại hội thảo. 

Theo ông An, cụ thể hóa cơ chế chính sách phù hợp đặc thù của từng địa phương, trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, đặc biệt các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ. 

Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên có công nghệ cao nhằm tạo ra hàng hóa xuất khẩu.

Cùng với cải cách thể chế, để phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phải huy động thêm nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng từ vốn không chỉ từ nguồn ngân sách. 

Theo đó, các địa phương cần xây dựng danh mục các dự án cụ thể để thu hút vốn từ doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, tài chính tham gia. Nghiên cứu có cơ chế chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với những dự án đặc biệt quan trọng.

Định hướng phát triển công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 là khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô, xe máy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty con.

Liên kết vùng để hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóa nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ khó khăn về vốn ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư khiến người mua nhà khốn khổ.

Nhà ở xã hội "lên sàn": Nhà đầu tư để mang vạ, bán lỗ vốn

Trần Tuấn |

Việc các sàn giao dịch bất động sản bán nhà ở xã hội nhưng chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không quan tâm là có đúng đối tượng được mua hay không dẫn đến những hệ luỵ nặng nề và lâu dài cho người dân và các cơ quan quản lý.

Nhà ở xã hội chịu phí môi giới “khủng” chính là gánh nặng cho xã hội

Thế Lâm |

Các dự án nhà ở xã hội nhằm mục đích giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp để được an cư lạc nghiệp. Nhưng khi bán qua các sàn, chi phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng, chiếm hơn 10% giá trị thực của căn hộ, vô hình chung gây ra thêm gánh nặng.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Đồng đội cũ kể về "Anh trai vượt ngàn chông gai" Hồng Sơn

MI LAN - HOÀNG HUÊ |

CEO Triệu Quang Hà chia sẻ, đồng đội cũ của mình là Nguyễn Hồng Sơn đã thay đổi hoàn toàn khi tham dự show "Anh trai vượt ngàn chông gai".

Tháo gỡ khó khăn về vốn ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM bị chậm tiến độ trong quãng thời gian dài do năng lực tài chính của chủ đầu tư khiến người mua nhà khốn khổ.

Nhà ở xã hội "lên sàn": Nhà đầu tư để mang vạ, bán lỗ vốn

Trần Tuấn |

Việc các sàn giao dịch bất động sản bán nhà ở xã hội nhưng chỉ quan tâm đến lợi nhuận, không quan tâm là có đúng đối tượng được mua hay không dẫn đến những hệ luỵ nặng nề và lâu dài cho người dân và các cơ quan quản lý.

Nhà ở xã hội chịu phí môi giới “khủng” chính là gánh nặng cho xã hội

Thế Lâm |

Các dự án nhà ở xã hội nhằm mục đích giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp để được an cư lạc nghiệp. Nhưng khi bán qua các sàn, chi phí môi giới lên đến hàng trăm triệu đồng, chiếm hơn 10% giá trị thực của căn hộ, vô hình chung gây ra thêm gánh nặng.