Nhiều nữ sinh cắn răng chịu đựng "quấy rối tình dục" để giữ việc làm

Anh Tuấn |

Trả lời câu hỏi, sinh viên có nên chấp nhận bị quấy rối tình dục để giữ việc làm thêm, có chỗ làm khi ra trường, nhiều người cho rằng không phản ứng gay gắt vì không muốn mất việc và  cắn răng chịu đựng để "sống chung với lũ".

Cách đây không lâu, một nữ sinh viên đã đăng trên diễn đàn Đại học Kinh tế Quốc dân, tâm sự về việc đi làm thêm bị quấy rối tình dục, nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.

Theo đó, nữ sinh này có gia đình khó khăn, cô phải tự làm thêm để giúp bố mẹ bớt gánh nặng. Dù bị trêu ghẹo, ép uống rượu, cô vẫn chấp nhận để có thu nhập.

Cô kể, gia đình khó khăn nên phải tạm gác việc học để làm thêm kiếm sống. Cô làm nhân viên phục vụ cho một nhà hàng của Nhật khá có tiếng, được đào tạo, cấp đồng phục kín đáo.

Nhiều lúc, cô không tránh khỏi khách hàng "quấy rối". Một lần, có vị khách nam say xỉn gọi cô lại, bắt rót và uống hết ly rượu với ông ta. Cô từ chối khéo thì vị khách đó kêu quản lý và sau đó cô là người chịu thiệt. Cô cảm thấy sợ hãi, tổn thương nhưng vẫn tiếp tục làm. Sau lần đó, cô cẩn thận hơn nhưng vẫn không tránh khỏi việc gặp một số chuyện rắc rối.

Câu chuyện trên đã nhận được không ít những lời động viên, chia sẻ của cư dân mạng. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Một số người khác lên tiếng rằng, họ từng gặp trường hợp tương tự khi đi làm thêm kiếm sống.

Theo thống kê của tổ chức Action Aid và Plan tại Việt Nam, 87% phụ nữ từ TP.HCM và Hà Nội từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng. Đồ họa: Hoàng Như.
Theo thống kê của tổ chức Action Aid và Plan tại Việt Nam, 87% phụ nữ từ TP.HCM và Hà Nội từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng. Đồ họa: Hoàng Như.

Nguyễn Hương Mai (một sinh viên ở TP.HCM) tâm sự những khó chịu vì bị "quấy rối tình dục" khi đi làm thêm. Theo đó, vào năm 2 đại học, cô làm tiếp viên cho một quán karaoke. Nữ sinh tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau, nhưng điều cô không thể ngờ lại bị chính quản lý của mình "quấy rối tình dục".

Nam quản lý này đã lợi dụng nắm tay Mai những lúc cô vào nhà vệ sinh, động chạm cơ thể và buông lời trêu ghẹo. Thậm chí, người này còn nói nếu "chịu" qua đêm với anh ta thì Mai sẽ có vị trí  khác trong quán, không phải làm tiếp viên.

Không chấp nhận những lời gạ gẫm của nam quản lý, Mai đã báo với chủ quán Karaoke nhưng nhận được câu trả lời thờ ơ "em nghĩ nhiều quá rồi". Ngay sau đó, Mai đã quyết định nghỉ việc.

Cô cho biết, không thể chấp nhận được hành vi này, điều đó làm cô cảm thấy bị coi thường và sỉ nhục. "Tôi đi làm, lấy tiền bằng mồ hôi, công sức của mình, tuyệt đối không thể hạ thấp hay bán mình cho đồng tiền cũng như thỏa mãn thói "tà dâm" của một số người", Mai nói.

Khác với Mai, Huyền Trang (cũng là một sinh viên ở TPHCM) chia sẻ bản thân từng làm thêm cho một công ty truyền thông khi đang là sinh viên cuối năm 3. Với mức thu nhập khá cao từ công việc đó, đồng thời lại học hỏi nhiều kiến thức về nghề, bổ trợ công việc sau này, Huyền Trang đã có tiền trang trải cuộc sống, không phải xin tiền bố mẹ.

Nhưng đổi lại, cô nhiều lần bị trưởng phòng trêu ghẹo và có những hành vi đụng chạm. Cô không phản ứng gay gắt vì không muốn mất việc. Nữ sinh viên viên này cho biết, cô tập quen dần với việc bị quấy rối để duy trì công việc cho đến khi ra trường.

"Hành vi dừng lại ở mức trêu ghẹo, đụng chạm, tôi có thể chấp nhận. Nhiều lúc cũng phải "sống chung với lũ". Giống như một diễn viên đóng cảnh "nóng" hoặc diễn khỏa thân, mức cát xê của họ cao hơn bình thường, vì họ phải hi sinh, phô bày cơ thể trước ê-kíp, trên màn ảnh", Huyền Trang nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Nhìn lại những lùm xùm về giáo dục thời gian qua

N.P |

Thầy sàm sỡ nữ sinh lớp 3, cô bắt trò uống nước từ giẻ lau bảng; phụ huynh bắt cô giáo quỳ, đánh cô đang mang thai là những chuyện đau lòng xảy ra trong ngành giáo dục thời gian qua.

Bị sàm sỡ, gạ tình: Im lặng là tự giày vò bản thân

NHÓM PV |

Sinh viên thực tập, nhân viên trẻ bị sàm sỡ, gạ tình là câu chuyện không mới, không lạ, thậm chí còn diễn ra khá phổ biến. Chỉ có điều, không mấy ai dám lên tiếng công khai. 

Cho em hỏi “vì sao các thầy hư hỏng”?

LÊ ANH ĐẠT |

Những chuyện đau lòng xảy ra như: Thầy sàm sỡ nữ sinh lớp 3, cô bắt trò uống nước từ giẻ lau bảng; phụ huynh bắt thầy quỳ, đánh cô đang mang thai… đang khiến bầu không khí giáo dục chùng xuống. Vì sao một số thầy hư hỏng? Vì sao một số phụ huynh không tôn trọng người dạy con mình?

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.