Nhức nhối chuyện di cư ở ĐBSCL

TRẦN LƯU |

Ngày 14.12, tại TP.Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên vùng ĐBSCL năm 2020.

Đây là báo cáo đầu tiên được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam.

Nội dung Báo cáo bao gồm 5 chương, trong đó tập trung vào các vấn đề then chốt như: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam; Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế ĐBSCL; Năng lực cạnh tranh của ĐBSCL dựa trên phân tích tiềm năng điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của địa phương, của các cụm ngành thế mạnh và tiềm năng của Vùng như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng và logistics. Từ những phân tích trên, Báo cáo tập trung bàn luận về những hạn chế còn tồn tại, xác định các thách thức, cản trở sự phát triển của vùng, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách để tiếp cận trong thời gian tới.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo báo cáo kinh tế vùng ĐBSCL phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: P.V.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo báo cáo kinh tế vùng ĐBSCL phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: P.V.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo báo cáo kinh tế vùng ĐBSCL cho biết: Vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức và nguy cơ trong phát triển. Nhiều năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chủ trương chính sách dành cho vùng trong phát triển, nhưng quá trình thực thi còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do thiếu một chiến lược định hướng phát triển vùng, và một cơ chế điều phối phát triển.

Đây là báo cáo kinh tế cấp vùng đầu tiên của cả nước, rất toàn diện và sâu sắc, đưa ra những quan điểm mới, những giải pháp định hướng căn bản. Báo cáo được chọn như là một sự điển hình về tính liên kết, sự nhất quán để hướng đến hình thành một thiết chế vùng kinh tế trong tương lai.

Theo báo cáo, thập niên 2010 – 2019 là giai đoạn chứng kiến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở ĐBSCL. Tỉ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% trong năm 2010 xuống chỉ còn 28,3% trong năm 2019, nhanh hơn hẳn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong hai thập niên trước đó. Tương tự như vậy, cơ cấu công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, hội tụ ngày càng gần hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước.

Nền kinh tế vùng ĐBSCL vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: L.A.
Nền kinh tế vùng ĐBSCL vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: L.A.

Tuy nhiên, vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Nghiên cứu cho thấy đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh.

Di cư là câu chuyện nhức nhối của ĐBSCL. Trong 10 năm, tốc độ tăng trưởng dân số vùng ĐBSCL chỉ đạt 0,1%, thấp hơn cả vùng Bắc trung Bộ và duyên hải miền Trung, tỉ lệ nhập cư thuộc loại thấp nhất nước. Báo động hơn, hai chỉ số này dù đang “đội sổ” lại có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Kết quả này đặt ra giả thuyết về điều kiện sống, việc làm và sinh kế của người dân trong vùng ngày càng khó khăn, dẫn đến việc phải di cư, với tỉ suất di cư thuần cao nhất nước, lên tới -39,9%0; chủ yếu do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và phát triển kinh tế. Hiện GRDP bình quân đầu người của vùng chỉ bằng 80% so với cả nước và bằng 1/3 so với TP.HCM và Bình Dương.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết: “Hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL hiện chỉ ở mức phục vụ cho “di chuyển”, chứ chưa phục vụ cho phát triển. Trong khi, sự thiếu quy hoạch đồng bộ và logistics yếu kém dẫn đến sự gia tăng chi phí trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế toàn vùng”.

Theo ông Lam, những kết luận rút ra từ nghiên cứu này là hơn 3 thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng... Mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình.

Từ những kết luận và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, báo cáo nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị mang tính tổng kết, đặc biệt gợi ý mô hình phát triển mới cho kinh tế ĐBSCL với 15 luận điểm được thiết lập mang đến cho độc giả những góc nhìn mới để định hình lại câu chuyện phát triển kinh tế ĐBSCL.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Quy hoạch đô thị ĐBSCL: Chú trọng bảo tồn hệ sinh thái, đặc thù sông nước

Trần Lưu - Thành Nhân |

Ngày 10.12, Bộ Xây dựng phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam (GIZ) tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn tại vùng ĐBSCL tại TP.Cần Thơ.

Hàng loạt dự án trọng điểm tháo gỡ điểm nghẽn giao thông cho ĐBSCL

Kỳ Quan |

Vùng ĐBSCL vốn giàu tiềm năng nhưng hạ tầng giao thông yếu kém vẫn là điểm nghẽn gây cản trở phát triển. Nhiều dự án giao thông lớn đang và sắp triển khai sẽ giúp khắc phục bất cập này.

Quy hoạch ĐBSCL: Lấy con người làm trọng tâm để phát triển bền vững

TRẦN LƯU – THÀNH NHÂN |

Dựa trên nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm”, vấn đề quy hoạch vùng ĐBSCL cũng như mọi định hướng cho phát triển của vùng này phải làm sao để “Bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”…

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.