Những công trình phòng chống lũ tại vùng cao Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Với đặc điểm tự nhiên 3/4 diện tích là đồi núi, Quảng Ninh là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại hình thiên tai, đặc biệt vào mùa mưa lũ... Trước thực tiễn này, địa phương đã tập trung củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước do thiên tai gây ra, trong đó ưu tiên khu vực vùng cao.

Những công trình vượt lũ

Thôn Pò Đán, Lục Ngù, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có gần 200 hộ dân. Vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao chảy xiết, có năm ngập đến 3 lần, mỗi lần cao từ 2-3m nước.

Người dân vẫn tìm cách qua suối để đi làm ăn nhưng rất vất vả, phải sử dụng bè mảng, đi đường vòng rất xa, đặc biệt các cháu học sinh có lúc phải nghỉ học từ 1 đến 2 ngày, nhiều hơn thì 1 tuần.

Đầu năm 2023, xã triển khai 2 công trình vượt lũ là Mó Túc (hay còn gọi là Nà Ếch) và Thông Châu, có tổng mức đầu tư 75 tỉ đồng. Đến tháng 8.2023, công trình đã đưa vào sử dụng trong niềm vui phấn khởi của nhân dân và chính quyền địa phương.

Bà Chìu Thị Chắn, thôn Nà Ếch, xã Húc Động tâm sự: “Những ngày này mưa nhiều. Nếu là trước kia thì người dân chúng tôi lo lắm nhưng giờ thì yên tâm rồi, giao thông không bị chia cắt nữa, đi lại rất an toàn. Bà con ai cũng phấn khởi lắm”.

Tại Bình Liêu, qua rà soát, trên địa bàn huyện có hơn 30 điểm khi mưa lũ ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân. Từ tháng 6.2021 đến nay, từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện Bình Liêu đã đầu tư cải tạo nâng cấp 34 hệ thống tràn vượt lũ và đã hoàn thành đưa vào sử dụng 24 công trình.

Đoạn đường tránh vượt lũ thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu giúp giao thông đi lại thuận tiện, người dân không còn lo lắng khi mùa mưa lũ đến. Ảnh: Đoàn Hưng
Đoạn đường tránh vượt lũ thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu giúp giao thông đi lại thuận tiện, người dân không còn lo lắng khi mùa mưa lũ đến. Ảnh: Đoàn Hưng

Năm 2024, huyện đang triển khai dự án cải tạo nâng cấp 10 đường tràn vượt lũ trên địa bàn với tổng mức đầu tư 58 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý IV/2024.

Mới đây nhất, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh thông tin sẽ lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu.

Các trạm đo mưa sẽ giúp cập nhật lượng mưa liên tục, thay vì phải mất 6 tiếng như trước đây.

Hệ thống đo mưa tự động sẽ truyền tín hiệu về phần mềm quản lý, cập nhật liên tục lượng mưa để người dân và chính quyền địa phương chủ động trong công tác ứng phó với mưa, lũ. Ảnh: Chụp lại màn hình
Hệ thống đo mưa tự động sẽ truyền tín hiệu về phần mềm quản lý, cập nhật liên tục lượng mưa để người dân và chính quyền địa phương chủ động trong công tác ứng phó với mưa, lũ. Ảnh: Chụp lại màn hình

Trước đó, năm 2018, Quảng Ninh đã lắp đặt 20 điểm đo mưa tự động, đặc biệt là ở các khu vực ven sông suối hoặc các điểm xung yếu hay xảy ra lũ lụt.

Chủ động hơn khi thực hiện "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng"

Theo thống kê, giai đoạn 2021-2023, Quảng Ninh đã triển khai 156 nhiệm vụ, dự án để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình lưỡng dụng và các nhiệm vụ phòng chống thiên tai với tổng kinh phí trên 1.895 tỉ đồng.

Ông Đoàn Mạnh Phương - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh - cho biết: “Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai đã và đang phát huy hiệu quả trong phòng chống thiên tai và phát triển KT-XH ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao".

Tuy nhiên, ông Phương cũng lưu ý, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, năm 2024 là năm chuyển pha ENSO sang trạng thái La Nina nên thường có những biến động mạnh. Do vậy, cùng với việc nâng cấp các công trình, các địa phương và người dân cũng cần chủ động hơn khi thực hiện "4 tại chỗ, 3 sẵn sàng" với mục tiêu hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Chính thức sáp nhập 2 mỏ than lộ thiên lớn ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay 26.6, tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra hội nghị bàn giao Công ty CP Than Đèo Nai và Công ty CP Than Cọc Sáu sang công ty hợp nhất Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Biểu dương 80 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) vượt khó đạt thành tích xuất sắc trong học tập, năm học 2023-2024.

Cửa khẩu song phương giúp tăng thu nhập cho đồng bào vùng cao Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Ngày 25.6, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) phối hợp với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Còn vướng mắc thi hành 3 luật mới về thị trường bất động sản

Thạch Lam |

Mặc dù hàng loạt nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành nhưng việc thi hành 3 luật về thị trường bất động sản vẫn còn những khó khăn nhất định.

2 công ty gạch ở Đồng Nai nợ lương khoảng 200 công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khoảng 200 công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch men King Minh và Công ty TNHH Gạch Granite Đồng Nai bị nợ lương và bảo hiểm xã hội nhiều tháng.

Cận cảnh trung tâm nông nghiệp phớt lờ lệnh trả đất

Lam Thanh |

Dù bị yêu cầu di chuyển tài sản, bàn giao đất trong tháng 8.2024 nhưng đến nay chủ đầu tư Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện.

Bác tin "lái đò Chùa Hương bị cắt suất sau khi đi hỗ trợ bão lũ"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin nhiều lái đò Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) sau khi chuyển đò đi cứu trợ vùng lũ bị cắt suất, không cho chèo đò phục vụ khách.