Những tuyến phố ở Hà Nội có phần vỉa hè đúng nghĩa dành cho người đi bộ

KHÁNH AN |

Sau nhiều tháng ra quân giành vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội, hiện chỉ có rất ít các con phố mà vỉa hè thông thoáng, người đi bộ không phải đi dưới lòng đường.

Sau 3 tháng thành phố ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đến nay, chỉ có rất ít các con phố có vỉa hè phong quang.

Một số tuyến phố như Hàng Gai, Hàng Đào, Lý Thường Kiệt, Bà Triệu... không còn hình ảnh người dân, du khách phải đi bộ dưới lòng đường như trước đây.

 
 
Vỉa hè phố Hoàng Diệu thông thoáng. Ảnh: Khánh An

Nguyễn Trà My - học sinh Trường THPT Việt Đức - cho biết, thời gian trước thường phải đi bộ dưới lòng đường để đến khu vực nơi em gửi chiếc xe máy dưới 50cc. Những ngày có thể đi trên vỉa hè thì em cũng phải cố gắng luồn lách qua rất nhiều xe máy.

"Thế nhưng thời gian gần đây, vỉa hè khu vực quanh trường em đã thông thoáng hơn rất nhiều. Em có thể di chuyển đến nơi gửi xe mà không cần lo lắng như trước" - Trà My cho biết.

 
Những chiếc xe máy trên phố Lý Thường Kiệt được xếp ngay ngắn, gọn gàng, để lại phần diện tích cho người đi bộ. Ảnh: Khánh An

Chị Nguyễn Bích Ngọc - nhân viên văn phòng tại phố Duy Tân - cho hay, khi đi bộ sang phố Trần Thái Tông để ăn trưa cùng đồng nghiệp, chị cũng không cần phải chật vật như trước.

"Tôi hơi bất ngờ vì vỉa hè thông thoáng như thế này. Mong vỉa hè sẽ thông thoáng một cách bền lâu, chứ không phải ngày 1, ngày 2 như trước đây" - chị Ngọc nói.

 
Phố Trần Thái Tông có khá đông hàng ăn, tuy nhiên, các xe máy đều được xếp gọn gàng phía sau vạch vôi trắng. Ảnh: Khánh An

Theo ghi nhận của phóng viên, một số tuyến phố thời điểm trước luôn tấp nập cảnh buôn bán, đỗ xe trên vỉa hè, thì nay cũng đã thông thoáng hơn.

Hàng Gai
Vỉa hè phố Hàng Gai thông thoáng. Ảnh: Khánh An
Hàng Đào
Du khách có thể dễ dàng di chuyển trên vỉa hè phố Hàng Đào. Ảnh: Khánh An
Bà Triệu
Hai Bà Trưng
Nhiều đoạn vỉa hè tại phố Hai Bà Trưng, Bà Triệu thông thoáng. Ảnh: Khánh An

Tháng 2.2023, Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Theo đó, các cơ quan chức năng thành phố sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn thành phố; phát hiện, xử lý 100% hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng để tạo tính răn đe.

Đồng thời, kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm “giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”. Nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn có rất ít các tuyến phố giành lại được vỉa hè cho người đi bộ.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Vừa dẹp được bãi đỗ ôtô, vỉa hè lại trở thành lối đi cho xe máy

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau khi bãi đỗ xe ôtô trên vỉa hè phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Ba Đình) bị tạm dừng hoạt động, hàng loạt xe máy đã leo lên đoạn vỉa này mỗi ngày để di chuyển, thoát cảnh ách tắc.

Hàng quán, phương tiện giao thông thi nhau "nuốt chửng" vỉa hè Nguyễn Xiển

Hiệp Phạm - Việt Dũng |

Hà Nội - Trong bối cảnh toàn thành phố đang thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị thì tại đường Nguyễn Xiển,  Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, điểm dừng đỗ xe trái phép gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nỗi trăn trở của người thợ tóc 30 năm bám vỉa hè mưu sinh

Thanh Trà - Văn Thắng |

Nghề cắt tóc trên vỉa hè đã bắt đầu nở rộ ở HN vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. Chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là người thợ có thể hành nghề. Trong dòng chảy phát triển của Hà Nội, đâu đó ở một số góc phố, tiếng “lách cách” của cây kéo cũ kỹ vẫn vang lên đều đặn mỗi ngày. “Cắt tóc vỉa hè”, từ rất lâu đã trở thành nghề mưu sinh của nhiều người.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Hà Nội dừng 8 hoạt động dịp 10.10

KHÁNH AN |

Hà Nội dừng tổ chức bắn pháo hoa, trình diễn nghệ thuật ánh sáng cùng nhiều hoạt động khác dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Giá vàng nhẫn đu đỉnh, người dân rút tiền tiết kiệm vẫn khó mua

Nhóm PV |

Mặc dù giá vàng nhẫn đang tiếp đà tăng, những nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua bán vàng. Trong đó, nhiều người đã lựa chọn rút tiền tiết kiệm đầu tư mua kim loại quý này.

Vừa dẹp được bãi đỗ ôtô, vỉa hè lại trở thành lối đi cho xe máy

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau khi bãi đỗ xe ôtô trên vỉa hè phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Ba Đình) bị tạm dừng hoạt động, hàng loạt xe máy đã leo lên đoạn vỉa này mỗi ngày để di chuyển, thoát cảnh ách tắc.

Hàng quán, phương tiện giao thông thi nhau "nuốt chửng" vỉa hè Nguyễn Xiển

Hiệp Phạm - Việt Dũng |

Hà Nội - Trong bối cảnh toàn thành phố đang thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị thì tại đường Nguyễn Xiển,  Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, điểm dừng đỗ xe trái phép gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Nỗi trăn trở của người thợ tóc 30 năm bám vỉa hè mưu sinh

Thanh Trà - Văn Thắng |

Nghề cắt tóc trên vỉa hè đã bắt đầu nở rộ ở HN vào cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước. Chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là người thợ có thể hành nghề. Trong dòng chảy phát triển của Hà Nội, đâu đó ở một số góc phố, tiếng “lách cách” của cây kéo cũ kỹ vẫn vang lên đều đặn mỗi ngày. “Cắt tóc vỉa hè”, từ rất lâu đã trở thành nghề mưu sinh của nhiều người.