Phường vùng cam trong quận vùng vàng ở Hà Nội: Quán đóng mở mỗi nơi một kiểu

Phạm Đông |

Hà Nội - Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả 4 quận trung tâm của Thủ đô đã điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng mức độ dịch ở cấp độ 2. Tuy nhiên, việc quy định mở cửa hàng quán với các phường vùng 3 - nguy cơ cao - vẫn có sự khác nhau, mỗi nơi một kiểu giữa các quận.

Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất của UBND TP.Hà Nội, thành phố vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, màu vàng). Quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên chuyển màu từ "cam" xuống "vàng"; nhiều hoạt động dịch vụ được nới lỏng.

Sau khi có đánh giá cấp độ dịch mới nhất, 4 quận này đã được phép bán hàng ăn, uống tại chỗ. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 4 quận trung tâm của thành phố như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng đều ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch.

Tuy nhiên, tại các quận này, các phường thuộc nhóm nguy cơ cao - “cấp độ 3”, các cửa hàng ăn uống tại chỗ đang áp dụng quy định phòng dịch mỗi nơi 1 kiểu.

Nhiều quán ăn tại các quận trung tâm vẫn chỉ được bán hàng mang về.
Nhiều quán ăn tại các quận trung tâm vẫn chỉ được bán hàng mang về.

Cụ thể, tại quận Hoàn Kiếm, địa phương này có 5 phường vùng cam gồm Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bông, Hàng Buồm, Phúc Tân; còn lại các phường Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - cho biết, do toàn quận ở cấp độ 2 nên theo quy định, nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ được nới lỏng, được bán hàng ăn, uống tại chỗ.

Trong đó, những phường ở cấp độ 3 - vùng cam cũng được áp dụng như những phường vùng 2. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Tương tự, tại quận Ba Đình, địa phương này có 4 phường vùng cam gồm: Đội Cấn, Kim Mã, Ngọc Khánh, Phúc Xá.

Còn lại các phường Cống Vị, Điện Biên, Giảng Võ, Liễu Giai, Ngọc Hà, Nguyễn Trung Trực, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc đang ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch.

Theo ghi nhận, hàng quán ở một số phường vùng cam tại quận này vẫn được phục vụ tại chỗ. Các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được bán hàng tại chỗ nhưng không quá 50% công suất chỗ ngồi, đảm bảo giãn cách.

Nhiều quán ăn tại phường Đội Cấn - cấp độ 3 vẫn được bán hàng ăn, uống tại chỗ.
Nhiều quán ăn tại phường Đội Cấn - cấp độ 3 vẫn được bán hàng ăn, uống tại chỗ.
Nhiều quán ăn tại phường Đội Cấn - cấp độ 3 - vẫn được bán hàng ăn, uống tại chỗ. Ảnh: Hoàng Vũ

Khác với 2 quận trên, tại quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng vẫn yêu cầu các phường vùng 3 chỉ cho bán hàng mang về.

Cụ thể, tại quận Đống Đa, địa phương này có nhiều phường cấp độ 3 gồm: Cát Linh, Hàng Bột, Kim Liên, Khâm Thiên, Nam Đồng, Nam Đồng, Quốc Tử Giám, Thổ Quan, Thổ Quan, Văn Chương, Văn Miếu.

 
Một số cửa hàng tại Văn Miếu vẫn đóng cửa.
Một số cửa hàng tại Văn Miếu vẫn đóng cửa.

Còn lại, các phường ở cấp độ 2 là: Khương Thượng, Láng Hạ, Láng Thượng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Mai, Quang Trung, Thịnh Quang, Trung Liệt, Trung Tự.

Theo ghi nhận tại phường vùng cam này, địa phương này vẫn yêu cầu các hàng quán chỉ bán mang về.

Quán ăn trên địa bàn phường Văn Miếu chỉ được bán mang về.
Quán ăn trên địa bàn phường Văn Miếu chỉ được bán mang về.
 
Khách đến mua cơm mang về.
Khách đến mua cơm mang về.

Tương tự, tại quận Hai Bà Trưng, địa phương này có các phường cấp độ 3 gồm: Bạch Đằng, Đống Mác, Đồng Nhân, Minh Khai, Nguyễn Du, Quỳnh Mai, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Trương Định.

Các phường cấp độ 2 gồm: Bách Khoa, Bạch Mai, Cầu Dền, Đồng Tâm, Lê Đại Hành, Phạm Đình Hổ, Phố Huế, Quỳnh Lôi, Vĩnh Tuy.

Quán cà phê tại phường Nguyễn Du chỉ được bán mang về.
Quán cà phê tại phường Nguyễn Du chỉ được bán mang về.

Liên quan đến phương án phòng chống dịch áp dụng cho các hàng quán kinh doanh ăn uống trên địa bàn, ông Dương Minh Đức - Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du - cho hay, hiện nay theo Nghị quyết 128 của UBND TP.Hà Nội, đối với các địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao - “cấp độ 3”, các cửa hàng kinh doanh ăn uống không phục vụ khách tại chỗ, người dân không tập thể dục, thể thao ngoài trời, không tụ tập đông người quá 30 người trở lên.

Ngoài ra, phường cũng yêu cầu người dân khi ra ngoài phải tuân thủ các quy định phòng dịch, thực hiện 5k, đeo khẩu trang nơi công cộng.

“Sau khi chấm điểm và đánh giá mức độ dịch dựa trên số ca mắc, phường Nguyễn Du hiện ở cấp độ 3. Do đó, chính quyền địa phương yêu cầu các hàng quán chỉ bán mang về, không phục vụ khách tại chỗ” - ông Đức thông tin.

Có thể thấy, tại các quận trung tâm của thành phố, việc quy định đóng - mở cửa hàng quán không thống nhất phương án phòng chống dịch giữa các phường cấp độ 3, mỗi nơi thực hiện một kiểu.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội dự kiến khôi phục 100% công suất xe buýt sau Tết Nguyên đán

Phạm Đông |

Hà Nội - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội xây dựng phương án cho xe buýt được hoạt động trở lại 100% công suất kể từ ngày 8.2.

Chợ lá dong lâu đời nhất Hà Nội: Chờ 9 tiếng đồng hồ mới bán được 5 bó

Phạm Đông - Hoàng Vũ |

Hà Nội - Khách vắng, nhiều tiểu thương tại chợ lá dong Trần Quý Cáp (Hà Nội) phải chờ từ sáng sớm đến chiều tối mới bán được vài bó lá dong do khách mua giảm sút.

Hà Nội: Từ 8.2, học sinh từ lớp 7-12 ở vùng xanh, vàng trở lại trường học

Phạm Đông |

Hà Nội - Học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố sẽ đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán; học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 của cấp THCS tiếp tục học trực tuyến.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Hà Nội dự kiến khôi phục 100% công suất xe buýt sau Tết Nguyên đán

Phạm Đông |

Hà Nội - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội xây dựng phương án cho xe buýt được hoạt động trở lại 100% công suất kể từ ngày 8.2.

Chợ lá dong lâu đời nhất Hà Nội: Chờ 9 tiếng đồng hồ mới bán được 5 bó

Phạm Đông - Hoàng Vũ |

Hà Nội - Khách vắng, nhiều tiểu thương tại chợ lá dong Trần Quý Cáp (Hà Nội) phải chờ từ sáng sớm đến chiều tối mới bán được vài bó lá dong do khách mua giảm sút.

Hà Nội: Từ 8.2, học sinh từ lớp 7-12 ở vùng xanh, vàng trở lại trường học

Phạm Đông |

Hà Nội - Học sinh các khối từ lớp 7 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố sẽ đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán; học sinh cấp tiểu học và khối lớp 6 của cấp THCS tiếp tục học trực tuyến.