Tạm dừng hoạt động quán cà phê, nhà hàng ăn vẫn được mở cửa: Có bình đẳng?

Vương Trần |

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh, thực hiện mục tiêu kép là cùng phòng chống dịch bệnh COVID-19, cùng phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu kép, hạn chế tối đa bất lợi cho người dân.

Theo thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội tại phiên họp 90, thành phố Hà Nội yêu cầu: Bắt đầu từ 00h00 ngày 16.2.2021, tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo; tạm dừng hoạt động đối với quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè và quán cà phê cho tới khi có chỉ đạo mới của UBND thành phố.

Tuy nhiên, đối với nhà hàng ăn phục vụ trong nhà, nếu đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh vẫn được hoạt động.

Điều này dẫn tới có những ý kiến băn khoăn về sự thiếu bình đẳng trong áp dụng các quy định phòng, chống dịch bệnh với các đơn vị kinh doanh khác nhau. Bởi xảy ra tình trạng “quán cà phê phải đóng cửa mà nhà hàng ăn, bán phở vẫn được hoạt động”.

Trao đổi với PV Lao Động, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hoà Bình) cho hay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp hiện nay, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đã ban hành nhiều nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống dịch bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng.

Tuy nhiên, song song cùng với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đó là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bởi các địa phương đều phải thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế. Do vậy, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát xã hội như thế nào phải được tính toán một cách kỹ lưỡng. Mục tiêu cuối cùng đó không phải là hạn chế việc kinh doanh của cơ sở nào, hạn chế quyền kinh doanh của người dân mà là tránh việc tụ tập đông người, đảm bảo giãn cách xã hội để đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

Do vậy, để đảm bảo việc phát triển mục tiêu kép, Hà Nội cũng như các địa phương cần tính toán về mức độ áp dụng các biện pháp kiểm soát xã hội cần thiết, tại từng địa bàn, khu vực để hạn chế tối đa bất lợi cho người dân, đảm bảo vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần giải thích rõ các quy định để đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng sản xuất kinh doanh, tránh cách làm “thái quá” và mỗi đơn vị phường, xã lại có cách hiểu khác nhau dẫn tới thực hiện không đúng.

Đối với việc yêu cầu tạm ngừng hoạt động của quán cà phê trong nhà nhưng các nhà hàng ăn uống vẫn được hoạt động, ông Sinh cho rằng cần phải tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo sự công bằng cho các thành phần kinh doanh nhưng cũng đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh. Nếu những địa điểm này đảm bảo các yêu cầu về giãn cách xã hội, thực hiện tốt thông điệp “5K” của Bộ Y tế thì có thể hoạt động để đảm bảo “mục tiêu kép” như đã đề ra.

“Chúng ta cũng phải xác định rằng, dịch bệnh không chỉ diễn ra ngày 1, ngày 2 mà có thể phải đối mặt trong một thời gian nữa. Do đó cùng với phòng, chống dịch bệnh cũng cần hạn chế tối đa bất lợi và đảm bảo các quyền trong sản xuất, kinh doanh của người dân” - ông Sinh nói.

Theo Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho hay, vừa qua thành phố đã đưa ra các quy định, biện pháp mạnh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, đại biểu Khánh cũng cho rằng, các quy định của thành phố cần được giải thích rõ để người dân áp dụng và có sự đồng thuận trong nhân dân.

“Mục tiêu không phải hạn chế đơn vị nào sản xuất, kinh doanh mà đều vì đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người dân” - bà Khánh nói.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

18 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương

Lệ Hà |

18h00 ngày 17.2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết có 18 ca mắc mới (BN2312-2329) là các ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương.

Hà Nội: Hàng quán đóng cửa phòng dịch, người dân chuyển sang mua mang về

Phạm Đông - Tạ Quang |

Nhiều quán cà phê, quán ăn trên địa bàn Hà Nội đã dừng kinh doanh trực tiếp, chuyển qua hình thức bán mang về và giãn cách khách hàng để đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Hàng quán Hà Nội: Chỗ dọn bàn xếp ghế đóng cửa, nơi vẫn mở đón khách

Hải Nguyễn - Phạm Đông |

Thành phố Hà Nội quyết định đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê và tạm thời dừng việc mở cửa các cơ sở di tích, đình chùa, tôn giáo kể từ 0h ngày 16.2 để đối phó với dịch COVID-19.

Bắn súng Việt Nam sau cuộc chia tay với chuyên gia Park Chung-gun

HOÀI VIỆT |

Ngành thể thao đã thực hiện buổi gặp mặt, tri ân huấn luyện viên, chuyên gia Park Chung-gun và đó là cái kết đẹp của bắn súng Việt Nam với ông thầy người Hàn Quốc.

Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm và cách thức đánh thuế bất động sản

Tuyết Lan thực hiện |

“Việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thời điểm áp dụng và cách thức đánh thuế sao cho phù hợp” - luật sư Phạm Thanh Tuấn, Đoàn luật sư TP Hà Nội, chuyên gia pháp lý bất động sản kiến nghị về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Hình ảnh cầu Yên Bái sau 10 ngày cấm lưu thông để sửa chữa

Trần Bùi |

Do vị trí trụ T5 có hiện tượng bị xói sâu gây mất an toàn nên lực lượng chức năng đã cấm phương tiện lưu thông qua cầu Yên Bái để kiểm tra, duy tu, sửa chữa.

TPHCM mở đường ven sông Sài Gòn giải cứu kẹt xe ở Bình Thạnh

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài 4km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, được kỳ vọng giảm kẹt xe, tăng kết nối cho quận Bình Thạnh.

Độc đáo ngôi nhà gỗ gần 100 tuổi ở xứ biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Nhà có 5 gian, tường xây gạch, cột gỗ, mái ngói, nền lát gạch tàu với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm.

18 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương

Lệ Hà |

18h00 ngày 17.2, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết có 18 ca mắc mới (BN2312-2329) là các ca ghi nhận trong nước tại Hải Dương.

Hà Nội: Hàng quán đóng cửa phòng dịch, người dân chuyển sang mua mang về

Phạm Đông - Tạ Quang |

Nhiều quán cà phê, quán ăn trên địa bàn Hà Nội đã dừng kinh doanh trực tiếp, chuyển qua hình thức bán mang về và giãn cách khách hàng để đảm bảo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Hàng quán Hà Nội: Chỗ dọn bàn xếp ghế đóng cửa, nơi vẫn mở đón khách

Hải Nguyễn - Phạm Đông |

Thành phố Hà Nội quyết định đóng cửa tất cả quán ăn đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê và tạm thời dừng việc mở cửa các cơ sở di tích, đình chùa, tôn giáo kể từ 0h ngày 16.2 để đối phó với dịch COVID-19.