Tháo “nút thắt”, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

TS. Nguyễn Tri Thức (Tạp chí Cộng sản) |

Sau khi tiến hành Đổi mới (từ năm 1986), đất nước ta đã đạt được những thành tựu lớn lao, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, tình hình thế giới biến động khôn lường, tác động đa chiều của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu nhiều hơn, quyết liệt, chủ động, sáng tạo, hiệu quả hơn.

Là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới

Đảng và Nhà nước ta xác định, việc cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc cải cách hành chính nhà nước trở thành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới, là bộ phận không thể tách rời và quyết định thành công của đổi mới, là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Theo các nhà nghiên cứu, kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, có thể chia cải cách hành chính nhà nước thành 4 giai đoạn chủ yếu, đó là 1986 - 1995, 1995 - 2001, 2001 - 2010 và từ năm 2011 đến nay. Mỗi giai đoạn đều có trọng tâm, trọng điểm khác nhau, từ xây dựng nền tảng cho cải cách hành chính đến xác định mục tiêu, giải pháp rõ ràng, cụ thể, từng bước cải cách hành chính ngày càng đi vào chiều sâu, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, trở thành động lực thúc đẩy tiến trình đổi mới của đất nước.

Dù đạt được những thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận, nhưng trong quá trình thực hiện cải cách hành chính và thực hiện vận hành bộ máy hành chính nhà nước, vẫn còn những vướng mắc, “nút thắt” cần tháo gỡ, để bộ máy hành chính nhà nước ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng tối đa yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước; góp phần đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trên nhiều lĩnh vực, mặt trận khác nhau.

Các chuyên gia đã chỉ ra một số tồn tại của nền hành chính hiện nay, đó là: Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ ràng và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch; hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức; bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp…

Một số vấn đề cần quan tâm

Để tiếp tục đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao lợi ích của người dân, việc cải cách hành chính nhà nước cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới việc xây dựng bộ máy chính phủ tinh giản, gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả, ngày càng phục vụ tốt hơn các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như xã hội… Đặc biệt, phải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính để từng bước nâng cao khả năng hoạt động của bộ máy hành chính, giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước hết là quản lý nền kinh tế, định hướng nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước, phát huy những thế mạnh, hạn chế và giảm thiểu những nhược điểm, khuyết tật của cơ chế thị trường…

Hai là, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 mà Chính phủ đã ban hành, xác định khung pháp lý cho chiến lược cải cách hành chính trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tập trung vào 6 nội dung cơ bản mà Chương trình đã đề ra, đó là: 1. Cải cách thể chế hành chính nhà nước; 2. Cải cách thủ tục  hành chính; 3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; 4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; 5. Cải cách tài chính công và 6. Hiện đại hóa hành chính.

Ba là, xây dựng hoàn thiện chính phủ điện tử, chính quyền số tại các địa phương trong cả nước. Việc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền số hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, góp phần xây dựng nhà nước chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó tác động tích cực đến việc khai thông các nguồn lực vốn còn chưa được “đánh thức”, hoặc còn gặp những trở lực, vướng mắc từ chính nền hành chính còn cồng kềnh, lạc hậu, chưa cải cách quyết liệt, thực sự vì người dân, doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng giải quyết ngay những vấn đề phát sinh đối với người dân, doanh nghiệp; thành lập, duy trì hiệu quả những hình thức đối thoại với người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động...

Bốn là, từng bước hoàn thiện, vận hành hiệu quả các trung tâm hành chính công nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công dân và xã hội đối với Nhà nước, góp phần thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinh sống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu, được bảo đảm cung cấp các dịch vụ công một cách đầy đủ và có chất lượng nhất. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Tiếp tục triển khai thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng... Nhà nước cần phát huy dân chủ, thu hút sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước và phải công khai, minh bạch trong các hoạt động của mình.

Việc xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.

Năm là, hiện đại hóa nền hành chính bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong triển khai các hoạt động hành chính, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho người dân, doanh nghiệp; từ đó tạo thêm nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội… Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa nền hành chính cũng góp phần cải thiện thái độ phục vụ nhân dân, tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân làm quen với các thủ tục hành chính số của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, văn minh, lịch sự hơn… Đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong việc sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lý nhân sự, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, rút ngắn tiến độ cải cách hành chính…

Sáu là, tiếp tục tham khảo kinh nghiệm về cải cách hành chính của các nước tiên tiến trên thế giới, từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo, thích hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đất nước… Thông qua đó, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, góp phần nâng cao ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của người dân, cũng như đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, việc tham khảo, vận dụng hợp lý, hiệu quả kinh nghiệm thế giới cũng từng bước giúp đội ngũ cán bộ, công chức làm quen, thích ứng với pháp luật và thông lệ quốc tế, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của đất nước trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

TS. Nguyễn Tri Thức (Tạp chí Cộng sản)
TIN LIÊN QUAN

Báo chí xuất bản đồng hành cùng thành phố trong cải cách hành chính

Hà Phan |

Ngày 4.9, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Báo chí xuất bản đồng hành cùng thành phố trong đột phá cải cách hành chính".

Cải cách hành chính: Quảng Ninh vượt Hà Nội, Bộ GTVT cuối bảng

Vương Trần |

Ngày 24.5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Trương Hòa Bình Chủ trì Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2018.

Năm 2019, TPHCM đột phá trong cải cách hành chính

M.Q |

Năm 2019, TPHCM xác định là năm đột phá về cải cách hành chính. Trong đó, để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, cải cách hành chính sẽ được đo lường bằng kết quả ở từng phường/ xã, sở/ngành.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Người nước ngoài thuê NOXH; mua đi bán lại, đẩy giá lên cao

Trần Tuấn |

Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng NOXH cho người nước ngoài thuê; bị mua đi bán lại khiến giá bị đẩy lên, người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Báo chí xuất bản đồng hành cùng thành phố trong cải cách hành chính

Hà Phan |

Ngày 4.9, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo "Báo chí xuất bản đồng hành cùng thành phố trong đột phá cải cách hành chính".

Cải cách hành chính: Quảng Ninh vượt Hà Nội, Bộ GTVT cuối bảng

Vương Trần |

Ngày 24.5, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ Trương Hòa Bình Chủ trì Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2018.

Năm 2019, TPHCM đột phá trong cải cách hành chính

M.Q |

Năm 2019, TPHCM xác định là năm đột phá về cải cách hành chính. Trong đó, để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, cải cách hành chính sẽ được đo lường bằng kết quả ở từng phường/ xã, sở/ngành.