Tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập đạt thấp: Xem xét sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 60/2021

Cẩm Hà |

Dữ liệu được Bộ Tài chính công bố cho thấy, sau nhiều năm triển khai, kết quả thực hiện tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thấp hơn rất nhiều mục tiêu đặt ra ban đầu.

Cụ thể theo Bộ Tài chính, tính đến 31.12.2021, số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trong các Bộ, ngành, địa phương là 48.055 đơn vị; giảm 7.306 đơn vị, tương ứng giảm 13,2% so với năm 2015. Trong đó, đơn vị SNCL thuộc bộ, ngành, cơ quan Trung ương giảm 8,5%; thuộc địa phương giảm 13,3%.

Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị SNCL (biên chế viên chức) năm 2021 là 1.789.585 người, giảm 236.366 người, tương ứng giảm 11,67% so với năm 2015, vượt mục tiêu giảm 10% theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó, biên chế viên chức tại các Bộ, ngành, Trung ương năm 2021 giảm 25,19% và các địa phương giảm 10,51% so với năm 2015.

Đáng chú ý về thực hiện tự chủ đơn vị SNCL, trong tổng số 48.055 đơn vị SNCL có 3.135 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên (287 đơn vị bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, chiếm tỉ lệ 0,6% và 2.848 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 5,97%; tương ứng tỉ lệ 6,6% tổng số đơn vị SNCL của Bộ, ngành, địa phương, chưa đạt mục tiêu đề ra là đến năm 2021 có 10% đơn vị tự chủ tài chính).

Bên cạnh đó có 8.922 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 18,7%, nhưng mức độ tự bảo đảm một phần còn thấp; 35.687 đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chiếm tỉ lệ 74,7%.

“Để thay đổi bức tranh này, giảm phần phụ thuộc vào ngân sách, tăng tính tự chủ của đơn vị SNCL đòi hỏi chúng ta phải có cơ chế, trong đó có cơ chế tài chính phù hợp. Nghị định số 60/2021 có thể coi là cơ sở pháp lý mang tính đột phá so với các quy định trước đây vì giao quyền tự chủ cho đơn vị SNCL về tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự, tài chính” - ông Nguyễn Trường Giang - Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết.

Cũng theo thông tin từ Bộ Tài chính, cơ chế tự chủ đối với các đơn vị SNCL là vấn đề được Đảng, Chính phủ, Quốc hội quan tâm và đến nay có rất nhiều văn bản chỉ đạo. Cụ thể như: Nghị quyết 19/NQ-TW ngày 25.10.2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL; Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW; các Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26.12.2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10.4.2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Trong thời gian gần đây còn có Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07.10.2020 về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị SNCL và mới đây nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21.6.2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL.

Thực tế trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, lộ trình, tiến độ, những vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ trong đó có tự chủ tài chính cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, chất vấn và thảo luận. Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị SNCL.

Từ nay đến ngày 25.11.2022, Bộ Tài chính sẽ tổ chức loạt hội nghị, hội thảo về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL trên khắp 3 miền cả nước. Qua các sự kiện này, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, tiếp thu, tổng hợp, báo cáo Chính phủ các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản liên quan phù hợp với thực tiễn; tạo tiền đề thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tăng cường quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra thông qua giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc BV Bạch Mai: Tự chủ là chủ trương đúng, nhưng cần có lộ trình

Thùy Linh- Minh Hà |

Sau hơn hai năm thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị quyết số 33, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang rơi vào tình cảnh khó khăn nhiều mặt. Máy móc, trang thiết bị đắp chiếu, thiếu cũng không thể mua sắm mới, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng cũng không thể đầu tư sửa chữa hay xây mới. 

Chờ ngày bệnh viện tự chủ

Giang Thùy Linh (thực hiện) |

Vấn đề lương bác sĩ không đủ sống vẫn là một câu chuyện được đem ra bàn luận suốt nhiều năm nay. Trò chuyện với Lao Động, Bác sĩ Trần Văn Phúc - 1 trong 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014 (hiện công tác tại Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội) cho rằng nếu trích ngân sách của Nhà nước để trả lương bác sĩ sẽ chẳng thể nào lo được lương cho nhân viên y tế đủ sống. Bài toán cần giải chính là cơ chế tự chủ bệnh viện, cơ chế rất hay nhưng hiện nay chúng ta đang làm một cách chưa thực sự triệt để.

Bệnh viện Bạch Mai dừng tự chủ toàn diện: Người bệnh lợi hay thiệt?

Thùy Linh |

Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, khi bệnh viện dừng tự chủ toàn diện, chuyển sang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 (quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập), người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng, ngược lại sẽ là đối tượng được hưởng lợi.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở An Giang, Hà Giang, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ bị kỷ luật... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (9.9-14.9).