Từ vụ Mercedes-benz rơi xuống sông Hồng: Sao không cấm hẳn ôtô đi vào làn xe máy?

Cường Ngô |

Vụ xe ôtô Mercedes-benz húc văng lan can cầu Chương Dương, rơi xuống sông Hồng khiến người dân không khỏi bàng hoàng. Vụ việc cho thấy, những tồn tại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho phần làn xe máy hai bên "cánh gà" đi trên cầu.

Cho ôtô đi vào làn xe máy là sai thiết kế 

Theo Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (GTVT), Bộ GTVT - đơn vị tư vấn thiết kế, cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và là cửa ngõ giao thông huyết mạch của Hà Nội.

Cầu Chương Dương được xây dựng tháng 10.1983, đưa vào sử dụng ngày 30.6.1985 và đã tiến hành sửa chữa từ năm 2002.

Cầu có chiều dài cầu 1.230m gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp. Tải trọng: H30. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.

Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn.

Như vậy, theo thiết kế, việc cho ôtô đi vào làn xe máy là không đúng thiết kế ban đầu và hệ thống lan can ở đây cũng không đảm bảo khi có va chạm giao thông xảy ra.

Tuy nhiên, chia sẻ của lãnh đạo Đội CSGT số 1, Công an TP Hà Nội, những năm đầu tiên đưa cầu Chương Dương vào sử dụng, cây cầu này được tổ chức phân luồng giao thông theo đúng thiết kế.

Theo đó, làn đường hai bên "cánh gà" chỉ dành cho xe máy lưu thông, nhưng sau năm 1990, Đội CSGT số 1 và các đội địa bàn nhận được phương án tổ chức giao thông của TP. Hà Nội cho cả ôtô đi vào làn đường dành cho xe máy. Mục đích cho ôtô đi làn đường này để giảm ùn tắc giao thông.

Tuy nhiên, từ khi vụ xe Mercedes-benz mất lái, đâm vào lan can cầu, rơi xuống sông Hồng, nhiều người cho rằng, Sở Giao thông Hà Nội nên điều chỉnh lại giao thông không cho ôtô đi vào làn dành cho xe máy. Bởi hiện tại lan can thành cầu quá yếu, chỉ lệch tay lái nhẹ là rơi xuống sông.

Nên cấm hẳn ôtô đi vào làn hỗn hợp trên cầu Chương Dương?

Liên quan vấn đề này, tại Buổi tọa đàm: “Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông cho xe khách?” do Báo Lao Động thực hiện sáng 6.11, ông Nguyễn Trọng Thái - Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, vụ tai nạn trên rất hi hữu, nguyên nhân đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Còn vấn đề an toàn cầu Chương Dương được nhiều đơn vị chức năng đặt ra từ lâu. Do điều kiện hạ tầng giao thông qua sông Hồng còn hạn chế, trong khi mật độ, lưu lượng giao thông rất lớn, nên những năm 90 của thế kỷ trước, Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức cho ôtô đi vào làn xe máy (gọi là làn hỗn hợp).

Qua vụ tai nạn trên, nhiều người "giật mình" về sự an toàn khi để cho ôtô đi vào làn xe máy. Về vấn đề này, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị các cơ quan chuyên trách xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại giao thông trên cầu Chương Dương một cách hợp lý. Đồng thời có phương án gia cố thêm hệ thống lan can ở thành cầu.

Đồng quan điểm với Chánh Văn phòng An toàn giao thông Quốc gia, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT TP. Hà Nội cho biết, mục đích trong vấn đề phân luồng, tổ chức giao thông ở Hà Nội là để giảm ùn tắc, đảm bảo cho người tham gia giao thông đi lại thông suốt, an toàn, hạn chế tối đa các vụ tai nạn giao thông.

"Với làn hỗn hợp, khi các phương tiện di chuyển qua cầu Chương Dương vào nội đô, thấy rằng, cần phải gia cố, khắc phục, xử lý, để làm sao các phương tiện không may va chạm vào thành cầu cũng không hề hấn gì. Làm được như vậy, mới tạo được tâm lý an toàn cho người tham gia giao thông, cả xe máy và ôtô", Phó Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói.

Về ý kiến cấm hẳn ôtô đi vào làn hỗn hợp, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đó cũng là một đề xuất để cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu.

Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện vấn đề, chúng tôi phải căn cứ vào lưu lượng phương tiện ở từng thời điểm. Phòng CSGT Hà Nội sẽ phối hợp với Sở GTVT Hà Nội để tổ chức lại hợp lý hơn", Trung tá nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Vụ Mercedes-benz rơi xuống sông Hồng: Cho ôtô đi vào làn xe máy là sai thiết kế

Cường Ngô |

Theo thiết kế, việc cho ôtô đi vào làn xe máy trên cầu Chương Dương không đúng thiết kế ban đầu, và hệ thống lan can làm bằng thép cũng không đảm bảo khi có va chạm giao thông xảy ra.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.