Về Hòa Bình gặp ông nông dân Việt Nam xuất sắc 2022

Hùng Dân - Trần Trọng |

Hòa Bình - Dáng người nhỏ nhắn, rắn chắc, đậm chất người lính, người nông dân ấy nâng niu từng quả bưởi Diễn như chính con đẻ của mình… Nhờ cây bưởi, mỗi năm gia đình ông đút túi cả nửa tỉ đồng.

Làm giàu từ bưởi

Vượt gần 100km, PV Báo Lao Động lặn lội tìm về vườn bưởi nổi tiếng khắp cả tỉnh của lão nông Vũ Văn Thái, thôn Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy (Hòa Bình).

Ghi nhận của PV, cả thôn Đại Đồng này bạt ngàn là bưởi, tươi tốt, xanh mướt cả một vùng trời. Nhà nào nhà nấy cây bưởi sai trĩu quả, bà con nô nức cắt tỉa, vun gốc, chuẩn bị đón một mùa bưởi bội thu.

Dáng người nhỏ nhắn, rắn chắc, đậm chất người lính cụ Hồ, ông Thái hồ hởi dẫn PV tham quan “cơ ngơi” mà ông dày công chăm sóc mấy chục năm. Vườn bưởi của ông rộng chừng 1ha, cây nào cũng sai trĩu, ước chừng trên trăm quả mỗi cây.

Ông Thái kể, trước đây, dân vùng này toàn trồng mía, khoai sắn, quanh năm chẳng đủ ăn. Ấy vậy mà từ khi trồng bưởi, nhà ai cũng giàu lên trông thấy. Thời bưởi được giá, nhà thu “tỉ bạc” là chuyện thường.

Từ năm 2012, dân làng đã bắt đầu trồng bưởi, chủ yếu là bưởi Thồ, bưởi Diễn. Nhờ hợp thổ nhưỡng, trời thương cho mưa thuận, gió hòa, bưởi ở thôn Đại Đồng chưa bao giờ mất mùa, thương lái thu mua tận vườn, có người còn đặt riêng cả cây trước vài tháng làm quà biếu.

 
Lão nông thường xuyên chia sẻ bí quyết chăm sóc cây cho mọi người.

“Bưởi Diễn, bưởi Thồ ở thôn Đại Đồng có vị ngọt thanh, thơm nức, đặc biệt mọng nước nên rất được giá, lúc cao điểm là 25 - 30 nghìn/quả, giờ thấp hơn cũng cỡ 15 – 20 nghìn mỗi quả, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, nhiều nhà giàu lên từ bưởi”, ông Thái chia sẻ.

Riêng loại bưởi ở thôn Đại Đồng cho thu mỗi năm 3 vụ, từ tháng 4 – 5 đã thu bưởi non để bán cho người ta ghép vào cành, xuất đi chừng 30 – 40 vạn quả. Từ tháng 7 – 8 thu sớm bưởi da xanh, bưởi Thồ, vào tháng 10 – 12 là thời gian thu bưởi Diễn, nên hiệu quả kinh tế rất cao.

Hiện bưởi Đại Đồng đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có thương hiệu xuất đi nhiều tỉnh, thành phố như: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Đà Nẵng…

Trở thành Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022

Vào năm 2015, UBND tỉnh Hòa Bình có quyết định hỗ trợ người dân trồng cây có múi 10 triệu đồng/hộ/1ha. Bà con phấn khởi, thi nhau chuyển đổi hết sang cây có múi.

Ông Thái là người tiên phong trồng bưởi ở đất Đại Đồng, dày dạn kinh nghiệm. Riêng gia đình ông trồng 1ha, mỗi năm trừ chi phí thu về gần 500 triệu đồng.

Ông Thái tự hào giới thiệu với PV về vườn bưởi trĩu quả của mình.
Đây là loại cây khá dễ trồng, nhưng đỏng đảnh, để bưởi phát triển tốt thì phải chọn giống tốt, 1 – 2 năm đầu nên cắt tỉa, tạo tán cho cây theo tiêu chí “bưởi cành la, na cành bổng.

Là Bí thư chi bộ thôn, ông Thái tích cực vận động, người dân trong làng trồng bưởi, xen canh cây cam, quýt… chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con trong khâu chăm sóc, thu hoạch đúng cách, góp phần nâng cao kinh tế cũng như giá trị thương hiệu bưởi Đại Đồng.

Chính sự tận tân, tận lực đó, ông được chọn là nông dân xuất sắc tỉnh Hòa Bình năm 2019 và năm 2022, ông vinh dự là một trong 100 nhà nông tiêu biểu của cả nước được Hội đồng Chung khảo bình chọn nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022".

Ông Bùi Văn Phương - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Lương cho biết: "Ông Vũ Văn Thái không những làm kinh tế giỏi mà còn tích cực chia sẻ, hỗ trợ bà con trong canh tác, nhất là trồng bưởi, góp sức đưa Đại Đồng trở thành Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, làng văn hóa an ninh quốc phòng... đưa thương hiệu bưởi Đại Đồng vang xa".

Được biết, lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022" sẽ diễn ra trọng thể tại thủ đô Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 - 14.10.2022); kỷ niệm 10 năm Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam (2013-2022).

Hùng Dân - Trần Trọng
TIN LIÊN QUAN

Thu nhập vài trăm triệu, nông dân vẫn cẩn trọng với nghề trồng cau

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Khoảng 10 năm nay, mô hình trồng cau được nhiều nông dân ở các tỉnh miền Tây như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế khá cho người trồng. Mặc dù vậy, nhiều nông dân lo lắng trước sự phát triển ồ ạt của mô hình trồng cau, bởi đầu ra tiêu thụ cau trái chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Hà Nội: Vựa hoa Mê Linh ngập nước, nông dân hối hả thu hoạch

Nguyễn Thúy |

Mưa bão kèm lưu lượng nước lớn khiến nhiều ruộng hoa ở xã Mê Linh (Mê Linh, Hà Nội) ngập sâu trong nước, hư hỏng. Để tránh một mùa vụ “mất trắng”, nhiều nông dân tranh thủ ra vườn thu hoạch.

Nông dân Sóc Trăng làm giàu từ vườn mãng cầu ta cho trái mùa nghịch

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Nổi tiếng siêng năng và nhạy bén trong sản xuất nông nghiệp ở thị xã Vĩnh Châu, ông Huỳnh Thol đã áp dụng khá thành công nhiều mô hình như: Trồng nhãn, trồng hành, các loại rau cải, nuôi artemia. Mặc dù vậy, đến khi áp dụng thành công mô hình trồng mãng cầu ta cho trái vào mùa nghịch thì người nông dân này mới thật sự hài lòng và duy trì phát triển hơn chục năm nay.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.