Vì sao người dân không nhận tiền thuỷ điện hỗ trợ do xả lũ?

THANH TUẤN |

Ngày 18.10, ông Phan Văn Học – Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum – cho biết, vẫn còn 10 hộ dân chưa chịu nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do các thuỷ điện xả lũ về hạ du.

Vào mùa mưa lũ năm 2020, hàng loạt thuỷ điện nằm trên dòng sông Đăk Psi xả lũ gây ngập nặng cho vùng hạ du, đặc biệt là đoạn qua xã Đăk Psi. Cây cối, hoa màu, các vườn cà phê đang vào mùa thu hoạch của người dân bị chìm trong biển nước. 

Sau mưa bão, cát vùi lấp nhà cửa, ruộng vườn, hàng loạt thuỷ điện cùng được xây dựng trên một dòng sông khiến tác động lũ, lụt ngày càng nặng nề, ảnh hưởng đời sống người dân.

Theo ông Phan Văn Học, sau nhiều năm dây dưa, chây ì, đến nay các chủ thuỷ điện mới đồng ý hỗ trợ cho người dân. Các chủ thuỷ điện đổ lỗi cho nhau, công ty thuỷ điện nào cũng cho rằng đơn vị mình làm đúng quy trình xả lũ.

Một thuỷ điện trên dòng Đăk Psi. Ảnh TT
Một thuỷ điện trên dòng Đăk Psi. Ảnh TT

Sau nhiều lần kiểm tra, xác minh và thậm chí sẽ yêu cầu ngắt huy động công suất điện gửi về Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum đã xác định trách nhiệm hỗ trợ thuộc về hai đơn vị gồm: Công ty Cổ phần Đức Thành Gia Lai và Công ty Cổ phần thủy điện Đức Nhân - Đăk Psi.

Số tiền đền bù được chia theo tỉ lệ 6:4, trong đó Công ty Cổ phần Đức Thành Gia Lai là 6 phần, do có phần trách nhiệm nặng hơn, không chịu bỏ kinh phí nạo vét lòng hồ.

Hiện nay hơn 80 hộ dân trên địa bàn xã đã nhận hỗ trợ, riêng 10 hộ dân còn lại chưa nhận do cho rằng mức hỗ trợ thấp. Xã đang vận động, tuyên truyền người dân đến nhận, bởi mức áp giá cho khung hỗ trợ cây cối, vật nuôi đã thoả đáng. Chính quyền xã thống kê thiệt hại cũng đã làm rất kỹ, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

“Với số tiền còn lại là 1 tỉ 134 triệu, nếu người dân không chịu đến nhận, huyện chủ trương gửi vào tài khoản tạm giữ của xã. Tỉnh cũng đã có chủ trương lập quy hoạch khu tái định cư, với các hộ ở dưới cao trình lòng hồ, thường xuyên bị ngập nặng sẽ được di dời tới nơi ở mới, để ổn định cuộc sống về sau này”, ông Học nói.

Vài năm qua, người dân ở xã Đăk Psi bỗng nhiên nằm giữa  rốn lũ khi trên thượng nguồn và dưới hạ du đều có thuỷ điện chắn dòng, tích nước. Có ít nhất 5 thuỷ điện trên dòng Đăk Psi đang hoạt động đã tác động đến dòng chảy, tăng thêm mức độ khắc nghiệt của mưa lũ.

THANH TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Các chủ thủy điện phải liên đới chịu trách nhiệm

THANH TUẤN |

Dòng sông Đăk Psi “oằn mình” gánh trên lưng hàng chục thủy điện lớn nhỏ và người dân phía hạ nguồn tỉnh Kon Tum gánh chịu nhiều thiệt hại ngang trái do xả lũ. Các chủ đầu tư thủy điện “đá bóng” trách nhiệm cho nhau khi dân kêu đòi bồi thường thiệt hại.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Vụ thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo bồi thường, khắc phục hậu quả

THANH TUẤN |

Ngày 31.5, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, sau khi có việc “đổ lỗi” qua lại giữa các công ty thủy điện khi bồi thường thiệt hại cho người dân, tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Đăk Hà kiểm tra, xử lý để có các báo cáo giải quyết cụ thể.

Các chủ thủy điện phải liên đới chịu trách nhiệm

THANH TUẤN |

Dòng sông Đăk Psi “oằn mình” gánh trên lưng hàng chục thủy điện lớn nhỏ và người dân phía hạ nguồn tỉnh Kon Tum gánh chịu nhiều thiệt hại ngang trái do xả lũ. Các chủ đầu tư thủy điện “đá bóng” trách nhiệm cho nhau khi dân kêu đòi bồi thường thiệt hại.

Dân mất kế mưu sinh vì thủy điện xả lũ

THANH TUẤN |

Trong khi các bên liên quan còn tranh cãi về "thủ phạm" gây thiệt hại cho dân sau khi thủy điện xả lũ, thì đã mất gần 2 năm qua, người dân ở xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum vẫn chưa nhận được đồng bồi thường thiệt hại nào. Việc tích xả nước không theo đúng quy trình đã đẩy nhiều người nông dân lâm vào cảnh khó khăn khi mất phương kế mưu sinh. Không thể để người dân "mắc kẹt" nhiều năm, chờ phân giải đúng - sai của các bên liên quan trong việc xả lũ thủy điện.