Xử phạt “tè” bậy nơi công cộng: Thực tế luôn có độ vênh với ý tưởng “bàn giấy”

Huân Cao |

UBND quận 1 (TPHCM) vừa ký văn bản thông báo, sau ngày 15.8 sẽ tăng cường ghi hình và xử phạt các đối tượng có hành vi “tè” bậy nơi công cộng. Căn cứ vào đâu để xử phạt hành vi này và tính khả thi của việc xử phạt là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.

Theo UBND quận 1, khi phát hiện hành vi “tè” bậy, lực lượng chức năng sẽ ghi hình làm bằng chứng, sau đó ra quyết định xử phạt.  Người vi phạm đã ký vào biên bản nhưng không chịu đến nộp phạt thì sẽ gửi thông báo đến nơi cư trú để yêu cầu nộp phạt.

Nhiều người dân đồng tình với quan điểm cần xử lý những người thiếu ý thức vô tư “xả” ra khu vực công cộng gây ô uế. Nhưng xử lý thế nào để người vi phạm tâm phục và mang tính răn đe cho những người khác là điều cần bàn.

Một người đi đường tè bậy, bị lực lượng trật tự đô thị bắt quả tang.
Một người đi đường tè bậy, bị lực lượng trật tự đô thị bắt quả tang.

Theo luật sư Nguyễn Tấn Thi, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định hành vi tiểu bậy nơi công cộng sẽ bị phạt tiền lên đến 3 triệu đồng. Đây chính là căn cứ pháp lý để chính quyền ra quân xử phạt cho hành vi tè bậy. “Nghị định này có phạm vi toàn quốc, nên áp dụng cả nông thôn chứ không riêng gì thành thị. Nhiều người dân chưa biết đến quy định này, nên có giải pháp hài hòa chứ không nên áp dụng cứng nhắc, máy móc”, luật sư Thi nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cho rằng, đã có quy định phạt tiền với hành vi tè bậy và hút thuốc lá nơi công cộng, nhưng có rất ít trường hợp bị xử phạt, người dân sẽ nhờn luật. "Phạt thế nào để người dân biết sợ và không dám làm, bên cạnh đó cần tuyên tuyền để người dân hiểu và tự giác không sai phạm. Thỉnh thoảng ra quân xử phạt vài người, sau đó lắng xuống thì hiệu quả coi như không”, luật sư Hậu nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, PCT Hội Luật gia TP.HCM trao đổi với PV Báo Lao Động.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, PCT Hội Luật gia TP.HCM trao đổi với PV Báo Lao Động.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, toàn thành phố chỉ có hơn 200 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC). Với số lượng “khiêm tốn” như vậy tại một thành phố đông dân nhất nước, rõ ràng là chưa đáp ứng được nhu cầu cùa người dân. 

Một đại biểu Quốc hội TPHCM đánh giá, việc phạt hành vi tè bậy là đúng, nhưng các cơ quan chức năng cũng cần phải “phủ sóng” NVSCC để đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. “Cần tuyên truyền để người dân hiểu hành vi phóng uế nơi công cộng là thiếu văn hóa”. 

Trong khi đó, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Nam, GĐ một Cty Thiết kế ở TPHCM  cho rằng, nhiều thành phố lớn trên thế giới cũng không phủ kín NVSCC nhưng vẫn xử phạt nặng đối với hành vi tè bậy. "Lấy lý do thiếu NVSCC để tè bậy là không thuyết phục, trong khi có nhiều cây xăng, quán caphê, quán ăn, trung tâm thương mại, khách sạn…, người đi đường có thể ghé vào để đi nhờ”.

TPHCM từng ra quân xử phạt hành vi tè bậy nơi công cộng, chỉ có vài trường hợp vi phạm bị xử phạt, tiền nộp phạt vẫn còn nằm “trong túi” người vi phạm. Điều này đồng nghĩa việc xử phạt tè bậy, hút thuốc nơi công cộng cũng khó như “hái sao trên trời”.

Để việc xử phạt hiệu quả, nhiều người cho rằng cần tăng cường lực lượng xử phạt, lắp hệ thống camera giám sát, có chế độ cho người cung cấp thông tin,... Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp trên “bàn giấy”, trong khi thực tế thì luôn có độ vênh với ý tưởng “bàn giấy”.

Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

"Tè" bậy, phóng uế nơi công cộng: Ghi hình ảnh, thu tiền phạt kiểu gì?

Huân Cao |

Ông Đoàn Ngọc Hải Phó Chủ tịch UBND quận 1, TPHCM vừa ký văn bản gửi các cơ quan trong quận yêu cầu từ ngày 15.8 phải tăng cường xử phạt các hành vi "tè" bậy, phóng uế nơi công cộng. Hình ảnh người vi phạm sẽ đưa lên phương tiện thông tin đại chúng.

Toát mồ hôi đi tìm nhà vệ sinh công cộng ở Sài Gòn

Trường Sơn |

Dù có hơn 200 nhà vệ sinh công cộng nhưng do hầu hết đã xuống cấp, không được duy tu bảo dưỡng, lại nằm ở các góc khuất, chưa tính đến phương án gửi xe... nên đa phần người dân TPHCM cũng như du khách rất khó tiếp cận với dịch vụ công cộng được xem là rất thiếu yếu và quan trọng này.

Nhà vệ sinh công cộng chốt khoá cả ngày, dân phóng uế ngay trước cửa

Dung Hà - Văn Thắng |

Dù đã được bàn giao và đưa vào sử dụng, nhưng nhiều nhà vệ sinh công cộng nằm trong dự án "đổi quảng cáo lấy 1000 nhà vệ sinh công cộng" luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài", không đáp ứng được nhu cầu của người dân thủ đô. 

Lời sau cùng, Trương Mỹ Lan hứa sẽ trả tiền cho trái chủ

Anh Tú |

TPHCM - Trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tại phần nói lời sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan tỏ ra ăn năn hối cãi, cam kết sẽ tập trung khắc phục hậu quả vụ án.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Vướng mắc về quy định bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí

PHẠM ĐÔNG |

Người đứng đầu không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, có trình độ lý luận chính trị cao cấp là những nội dung được một số cơ quan báo chí kiến nghị.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.