Xúc động đêm gala “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021

Tường Vân |

Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021 đã mang đến nhiều câu chuyện xúc động về tấm gương những thanh niên khuyết tật đầy nghị lực phi thường, vươn lên trong cuộc sống. 

Tối 13.12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh diễn ra chương trình gala “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021.

Tại chương trình, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam bày tỏ sự cảm động khi biết rằng, trong số các gương thanh niên khuyết tật được tuyên dương lần này, có đại biểu bị tật nguyền bẩm sinh nhưng đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để theo đuổi môn cử tạ, kiên trì khổ luyện và trở thành vận động viên cử tạ lập nhiều thành tích xuất sắc trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, có đại biểu khuyết tật không chỉ khát khao khởi nghiệp, làm giàu cho chính mình mà còn thành lập và phát triển doanh nghiệp để hỗ trợ việc làm cho hàng trăm thanh niên khuyết tật đồng cảnh ngộ…

Những thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình đều là những người có nghị lực phi thường trong cuộc sống
Những thanh niên khuyết tật được tuyên dương trong chương trình đều là những người có nghị lực phi thường, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống

“Có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ học tập, văn hoá, thể thao, lao động sản xuất, khởi nghiệp, khoa học kỹ thuật, tình nguyện vì cộng đồng… mỗi đại biểu là một câu chuyện đẹp “tàn nhưng không phế”, một tấm gương điển hình về nghị lực sống và khát vọng được cống hiến, mang đến những điều tốt đẹp không chỉ cho riêng mình, cho gia đình mình, mà còn cho cộng đồng và xã hội” - anh Lương chia sẻ.

Khán giả không khỏi bất ngờ, xúc động khi xuất hiện trên sân khấu MC khiếm thị Nguyễn Hương Giang, Á hậu cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019 và là một trong những người khuyết tật từng được tuyên dương của chương trình.

 
MC khiếm thị Nguyễn Hương Giang, Á hậu cuộc thi Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết năm 2019 là người dẫn chương trình gala “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021

Dù khiếm thị, cô vẫn nỗ lực vươn lên, tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và trở thành MC khiếm thị đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam.

Bên cạnh đó, đêm gala đã đem tới cho hàng ngàn bạn trẻ, người dân những chia sẻ xúc động của những thanh niên khuyết tật với nghị lực phi thường, đã vươn lên số phận, có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Chẳng hạn như câu chuyện vận động viên Đoàn Ngọc Bảo, người mất một chân, đã đạt nhiều thành tích trong thể thao; anh Lê Văn Công, vận động viên cử tạ đội tuyển thể thao người khuyết tật Việt Nam.

Anh Lê Văn Công (áo đỏ) và anh Đoàn Ngọc Bảo (áo trắng) tham gia buổi giao lưu
Anh Lê Văn Công (áo đỏ) và anh Đoàn Ngọc Bảo (áo trắng) tham gia buổi giao lưu

Anh Công đã đạt nhiều huy chương tại các kỳ đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, khu vực Đông Nam Á, châu Á, đặc biệt đã đoạt huy chương vàng ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Rio de Janeiro (Brazil), huy chương bạc ở Thế vận hội dành cho người khuyết tật tại Tokyo (Nhật Bản).

Chia sẻ tại chương trình, anh Công cho biết, đây là lần đầu tiên anh lên sân khấu nhưng không phải là sân khấu thi đấu mà sân khấu tuyên dương, nên cảm giác mới lạ và không bao giờ quên.

Được biết, trong mỗi lần thi đấu, anh đã cố gắng hết sức mình bằng cách xịt thuốc tê vào cơ thể để mất cảm giác đau đớn. Sau thi đấu thì chân tay bị liệt, không cử động được nhiều ngày sau đó.

Còn đối với anh Đoàn Ngọc Bảo, để trở thành vận động viên trượt patin và có thành công như ngày hôm nay, anh cũng trải qua hành trình gian khổ với những lần ngã lên, ngã xuống, bầm dập cơ thể…

“Các bạn đừng bao giờ bỏ cuộc thì vinh quang sẽ đến với các bạn” - anh Bảo nhắn nhủ với các bạn trẻ.

Chương trình “Toả sáng nghị lực Việt” được tổ chức từ năm 2014 nhằm mục đích tôn vinh những bạn trẻ khuyết tật, có ý chí vượt lên, chiến thắng số phận và đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

Với thông điệp “Sống trung thực, sống trách nhiệm, sống nghị lực”, chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021 tôn vinh 50 thanh niên khuyết tật đến từ 34 tỉnh, thành đại diện cho hàng triệu thanh niên khuyết tật đang lao động, học tập, công tác ở các lĩnh vực khác nhau trên khắp cả nước.


Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn chăm lo cho người khuyết tật

Hải Anh |

Nhiều năm qua, Tập đoàn, Công đoàn Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trực thuộc luôn có chính sách ủng hộ, hỗ trợ, khuyến khích và sử dụng người khuyết tật vào những vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe và năng lực của họ.

Ngày lễ đặc biệt của nhà giáo 90 tuổi dạy miễn phí cho học sinh khuyết tật

Tùng Giang |

Hà Nội - Nhân dịp 20.11, cụ bà Hồ Hương Nam (90 tuổi, Tây Hồ) nhờ một người quen chở xe máy đến Trường THCS An Dương (phường Yên Phụ), nơi cụ mở lớp học miễn phí cho học sinh khuyết tật.

Cô giáo "khùng" bán đất, mở lớp dạy nghề miễn phí cho trẻ khuyết tật

Lan Nhi |

Hà Nội - Gần 15 năm qua, cô Đoàn Thị Hoa (huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội) đã thành lập trung tâm dạy nghề miễn phí, giới thiệu việc làm, giúp đỡ gần 500 trẻ em khuyết tật trên khắp mọi miền tổ quốc.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.