Gỡ vướng trong cơ chế đầu tư đường cao tốc theo mô hình PPP

Lâm Anh |

Dù đã mang lại nhiều công trình hiệu quả cho kinh tế xã hội nhưng cơ chế đầu tư đường cao tốc theo mô hình PPP ít nhiều vẫn còn một số hạn chế đặc biệt là trong bối cảnh mới. Làm thế nào để gỡ vướng cho mô hình này để đẩy mạnh hơn quá trình cao tốc hoá từ nay tới năm 2020?

Trong kiến nghị gửi Bộ GTVT, TCC Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đã và đang thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn 06 dự án đường cao với cơ chế vay lại các nguồn vốn vay thương mại của các tổ chức tài chính quốc tế như nguồn OCR của ADB, nguồn IBRD của WB và huy động vốn chủ sở hữu của VEC cũng như nhận hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ chính phủ thông qua các hình thức cấp phát vốn vay ODA, vốn Ngân sách nhà nước và phần vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước sau đó được hạch toán chuyển thành vốn điều lệ của VEC để bảo toàn và hoàn vốn sau khi hoàn vốn phần vốn VEC huy động. 

Hiện VEC đang thực thi cơ chế hòa chung dòng tiền 5 dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức – Long Thành để hỗ trợ cho nhau khi thanh toán các khoản nợ đến hạn, thiếu hụt tạm thời theo phương án tài chính được duyệt.

Tới nay, VEC đã và đang thực hiện thành công 06 dự án đường cao tốc, với tổng vốn đầu tư huy động là 134.315 tỉ đồng; trong đó có 05 dự án thuộc trục cao tốc Bắc – Nam với tổng chiều dài 582,8km, chiếm trên 50% tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc đã và đang thực hiện trên toàn quốc. Ba tuyến cao tốc VEC đang khai thác đã phục vụ khoảng 70 triệu lượt phương tiện an toàn và thông suốt. Thực tế đã minh chứng, các tuyến cao tốc do VEC đầu tư sau khi đưa vào khai thác đã làm thay đổi diện mạo bức tranh hạ tầng giao thông vận tải đất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương dọc tuyến và các vùng phụ cận, thu hẹp khoảng cách vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh-quốc phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thành công, để tiếp tục phát triển VEC cũng đang gặp những khó khăn, vướng mắc như không đủ điều kiện để tham gia đấu thầu các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo hình thức PPP do Bộ GTVT quản lý do là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV và đang chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần nhà nước chiếm giữ 75% vốn điều lệ trực thuộc Bộ Giao thông vận tải hay khó khăn trong việc tiếp tục huy động vốn theo hình thức vay thương mại, phát hành trái phiếu công trình. 

Do đó, Tổng công ty này đề xuất được tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách theo Quyết định 1202/QĐ-TTg ngày 10.9.2007 của Thủ tướng Chính phủ về huy động vốn và về thu phí hoàn vốn và kinh doanh khai thác cũng như được tham gia đấu thầu các dự án đường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP bằng cách thành lập các công ty cổ phần dự án trên cơ sở liên doanh hoặc liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà VEC là cổ đông với 29% vốn điều lệ (trên cơ sở sử dụng vốn điều lệ của VEC để giao), được sử dụng kinh nghiệm,  năng lực quản lý của VEC để tham gia đấu thầu. VEC được huy động vốn để thực hiện xây dựng dự án theo hợp đồng liên doanh góp vốn đầu tư.

VEC cũng kiến nghị điều chỉnh sang phương thức đầu tư BOO cho các dự án VEC đã được giao làm chủ đầu tư và căn cứ vào phương án tài chính được duyệt, VEC được ký hợp đồng với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để VEC hoạt động theo chế độ tự chủ về tài chính nhằm chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn để đầu tư các dự án tiếp theo. 

VEC đề xuất là chủ đầu tư và quản lý các dự án đường cao tốc sử dụng hỗn hợp nguồn vốn ODA, NSNN và vốn vay thương mại OCR/IBRD của các ngân hàng quốc tế và nguồn vốn khác do VEC huy động để đầu tư trực tiếp như dự án đường cao tốc TP.HCM – Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức – Long Thành.

Ngoài ra, VEC kiến nghị một số cơ chế cụ thể và phương thức để phối hợp với các Nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện đầu tư dự án theo các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh hoàn vốn (BOO).

 

Lâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Miễn học phí, điểm tựa cho học sinh vùng bão lũ Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quyết định miễn giảm 100% học phí cho học sinh của tỉnh Quảng Ninh là niềm vui lớn cho hàng nghìn gia đình.