2 câu hỏi lớn đặt ra với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng |

Năm học 2022 - 2023 là năm học mà bậc trung học phổ thông bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện phụ huynh, học sinh, giáo viên và các cấp quản lý đặc biệt quan tâm đến hai câu hỏi lớn đặt ra với ngành giáo dục liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.

Đầu tiên, đến năm 2025 khi hoàn thành chương trình bậc THPT thì còn thi tốt nghiệp THPT hay không và nếu có thì sẽ thi những môn nào?

Câu hỏi thứ hai là đến thời điểm đó, các trường đại học có còn tuyển sinh theo tổ hợp môn nữa không?

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công khai phương án thi tốt nghiệp THPT

Trên các diễn đàn, người dân và các cấp quản lý mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sớm công khai phương án thi tốt nghiệp THPT. Theo tôi, có hai phương án dự kiến diễn ra. Phương án thứ nhất là Bộ GDĐT sẽ không tổ chức thi tốt nghiệp THPT mà giao cho các địa phương xét công nhận tốt nghiệp THPT như bậc THCS đã làm. Phương án này nếu phát phiếu khảo sát thì hầu như phụ huynh sẽ đồng ý.

Phương án thứ hai là Bộ giáo dục và Đào tạo vẫn duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng không thi 6 môn như hiện nay mà tôi đoán chỉ thi 3 môn (Toán học; Ngữ văn và Ngoại ngữ) hoặc 4 môn (Toán học; Ngữ văn; Ngoại ngữ và Lịch sử). Các môn thuộc nhóm tự chọn (Vật lý; Hóa học; Sinh học; Địa lý; Giáo dục, Kinh tế và Pháp luật; Công nghệ; Tin học; Mỹ thuật và Âm nhạc) sẽ không đưa vào thi tốt nghiệp.

Vì môn học tự chọn, các em học khác nhau và rất khó cho bộ xây dựng nhóm môn thi tốt nghiệp. Nếu bộ có đưa vào thì số ngày thi chắc chắn tăng lên dẫn đến kỳ thi cồng kềnh. Tóm lại, phụ huynh và học sinh cứ yên tâm, Bộ GDĐT sẽ chọn phương án tối ưu làm sao phần có lợi nghiêng về phía học sinh.

Các trường đại học tuyển sinh thế nào?

Người xưa có câu “Gió chiều nào theo chiều ấy”. Nghĩa là, khi Bộ GDĐT đã thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT thì chắc chắn các trường đại học sẽ thay đổi theo cho phù hợp. Nếu các trường đại học cứ tuyển theo tổ hợp môn như hiện nay thì họ không có nguồn học sinh để tuyển trong tương lai.

Chúng ta biết rằng, các trường đại học đang hướng đến tự chủ nên họ không dại gì tự bó tay chân mình để mất nguồn tuyển sinh. Hiện tại, các trường đại học có nhiều phương thức tuyển sinh riêng, như xét học bạ, thi năng lực, lấy chứng chỉ tiếng Anh, học sinh giỏi quốc gia, lấy kết quả thi tốt nghiệp....

Ai cũng biết môn Toán là môn học công cụ có tính tư duy cao và coi như là “bộ não” của mỗi con người. Nếu học sinh học giỏi Toán thì sẽ giỏi các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.

Môn Ngữ văn là môn học giúp học sinh diễn đạt, lập luận chặt chẽ và rõ ràng về một vấn đề nào đó và coi như là lời hay, ý đẹp. Nếu học sinh học giỏi Ngữ văn thì sẽ giỏi các môn Địa lý, Lịch sử.

Môn tiếng Anh giúp học sinh hội nhập với thế giới và trở thành công dân toàn cầu. Nếu học sinh giỏi tiếng Anh coi như chúng ta trao cho các em chiếc chìa khóa mở cánh cử tri thức của nhân loại.

Với lập luận như trên, nếu các trường đại học lấy điểm thi tốt nghiệp THPT thì chỉ lấy điểm 3 môn (Toán học; Ngữ văn và Ngoại ngữ).

Nếu tổ chức thi riêng bằng bài thi năng lực, các trường sẽ ra đề thi với kiến thức 3 môn (Toán học; Ngữ văn và Ngoại ngữ) hoặc 4 môn (Toán học; Ngữ văn; Ngoại ngữ và Lịch sử).

Các trường đại học sẽ tránh ra đề thi năng lực có kiến thức các môn tự chọn, vì ra như vậy, học sinh bị bó buộc môn thi dẫn đến ít học sinh tham gia, mà ít học sinh tham gia thì nguồn tuyển sinh sẽ bị eo hẹp.

Vì thế, xu hướng chung là các trường đại học sẽ đưa ra nhiều phương án tuyển sinh, làm sao phần có lợi nghiêng về phía học sinh và họ cũng có nguồn tuyển sinh dồi dào.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng
TIN LIÊN QUAN

Tư vấn - Tuyển sinh: Hiểu rõ về “bẫy” học phí để chọn trường chính xác

NHÓM PV |

Chương trình Talkshow với chủ đề "Cẩn trọng "sập bẫy" học phí đại học" đang phát trên Báo Lao Động (laodong.vn); Fanpage của Báo Lao Động. Chương trình mời đến trường quay hai vị khách mời: TS Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM; ThS Ngô Trí Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Khách mời sẽ cùng chia sẻ với quý vị phụ huynh, học sinh để nắm rõ bản chất cách tính học phí đại học.

Tuyển sinh đại học 2022: Thí sinh “om” nguyện vọng vì học phí tăng cao

Trang Nhung |

Năm học 2022-2023, nhiều trường đại học công lập có mức học phí tăng cao, thậm chí có trường tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Điều này khiến nhiều thí sinh băn khoăn, đắn đo lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học.

Trường ĐH đổi mới tuyển sinh, nên chọn môn học thế nào để không lỗi thời

Bích Hà |

Năm 2022-2023 là năm đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu học theo chương trình Giáo dục phổ thông mới. Ngoài các môn bắt buộc, học sinh được tự chọn môn học ngay từ lớp 10. Điều đó buộc học sinh phải xác định được ngành nghề yêu thích để đưa ra lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.