Chợ truyền thống ế ẩm, chuyên gia đặt vấn đề có nên tồn tại nữa hay không

Kim Sơn |

Quan sát hành vi người tiêu dùng nhiều năm trở lại đây, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay chợ truyền thống đang “thua xa” so với các hình thức kinh doanh khách. Bàn về giải pháp, ông đặt câu hỏi: Những chợ này có nên tồn tại nữa hay không?

Thời gian gần đây, câu chuyện chợ truyền thống ở các đô thị lớn rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu được dư luận quan tâm. Nhiều nguyên nhân được các tiểu thương, chuyên gia kinh tế đưa ra. Ở chiều hướng ngược lại, người Việt “nghiện” dịch vụ giao đồ ăn và mua hàng online.

Dữ liệu được công bố từ báo cáo “Nền Kinh tế số Đông Nam Á” của Google, Temasek và Bain & Company hồi tháng 11.2022 cho thấy, phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (chiếm 60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (chiếm 54%).

Giới trẻ hiện nay, đa phần chuộng mua hàng bằng hình thức online; không quá mặn mà với chợ truyền thống. Ảnh: Thành Nhân.
Giới trẻ hiện nay, đa phần chuộng mua hàng bằng hình thức online; không quá mặn mà với chợ truyền thống. Ảnh: Thành Nhân

Nguyễn Kim Bách – sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những người “nghiện” những dịch vụ này. Bách cho biết, do sự tiện lợi từ các hình thức online (không phải đi xa) nên từ lâu đã không quan tâm đến các mặt hàng trong chợ truyền thống.

“Từ khi đặt chân lên đất Hà Nội, tôi chưa bao giờ đặt chân vào các chợ truyền thống. Thông thường, tôi sẽ mua những mặt hàng thiết yếu như quần áo, giày dép, kem đánh răng, sữa rửa mặt… qua các mạng xã hội; còn đồ ăn tôi sẽ đặt các app (ứng dụng) giao hàng”, Bách cho hay.

Đồng quan điểm, sinh viên Trương Quang Hải (quê Hải Dương) chia sẻ đã từng mua những mặt hàng ở chợ truyền thống nhưng qua trải nghiệm mua hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, dần dần Hải không còn mấy quan tâm nữa. Hải giải thích, do chợ truyền thống không có những thứ cậu cần dùng tới.

“Ví dụ như quần áo, khi mua đồ online sẽ tiện hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Hơn nữa, hình thức này tiết kiệm được nhiều thời gian cho tôi để tranh thủ học tập, nghỉ ngơi. Có lẽ cả một năm, tôi chỉ ghé chợ truyền thống đôi ba lần để mua một số đồ ăn, đồ chơi truyền thống – mang mục đích gợi lại kỷ niệm thời xưa là chính”, Hải nói.

Anh Vũ Thành Được (TP. HCM) cho rằng, chợ truyền thống thường không được sạch sẽ bằng các cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Thành Nhân.
Anh Vũ Thành Được (TPHCM) cho rằng, chợ truyền thống thường không được sạch sẽ bằng các cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Thành Nhân

Sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh đã nhiều năm, anh Vũ Thành Được cho biết, tại nơi anh sống thì khoảng cách giữa chợ truyền thống và các cửa hàng tiện lợi tương đối gần nhau. Theo anh Đươc, hiện nay, các cửa hàng tiện lợi “đánh” vào những thứ thuận tiện hơn cho người dân nên thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Lý do đầu tiên, theo anh Được, chợ truyền thống thường không được sạch sẽ bằng. Thứ hai, các chương trình giảm giá – đôi khi là một thứ rất là hấp dẫn đối với cá nhân anh. Một điểm nữa, anh Được quan sát, khi người dân bước chân vào cửa hàng tiện lợi, họ có thói quen là quan sát, tiện tay có thể lấy thêm thứ gì đó hay không - bên cạnh những thứ được khuyến mại. Đó là thứ mà chợ truyền thống không thể mang lại.

“Tuy nhiên, ở chợ truyền thống có một số đặc điểm mà các hình thức kinh doanh không có. Ví dụ như những thức ăn tươi, hay những đồ ăn mang tính dân gian nhiều hơn như cà pháo, mắm tôm – những thứ mà cửa hàng tiện lợi chưa thể mang lại cho người tiêu dùng”, anh Được chia sẻ.

Bàn về nguyên nhân các chợ truyền thống ở các đô thị lớn ế ẩm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, hiện nay người dân thường sẽ ghé vào các trung tâm thương mại, siêu thị, hay các chợ cóc gần nhà, gần đường đi làm về.

Ông giải thích, bởi đôi khi mua mớ rau mà phải vào chợ truyền thống lại phải gửi xe mất 5-10 nghìn đồng thì cũng không đáng. Một nguyên nhân khác nữa, là hiện nay có rất nhiều hình thức kinh doanh cạnh tranh nhau, nhiều chương trình thu hút khách hàng nên dẫn đến chuyện chợ truyền thống vắng khách. Có những thứ tồn tại hàng trăm năm, nhưng đến thời điểm hiện tại nó lỗi thời, không phù hợp nữa thì nên dừng lại (!?)

“Chúng ta nên suy nghĩ xem chợ truyền thống có còn nên tồn tại hay không? Hay nên biến thành các siêu thị, trung tâm thương mại? Để có thể đem chợ truyền thống trở lại vị thế vốn có, tôi cho rằng cần đặt vấn đề với Bộ Công Thương. Đây là một bài toán đối với cơ quan quản lý”, chuyên gia Ngô Trí Long cho hay.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Giá nhiều loại rau củ giảm mạnh tại chợ truyền thống ở TP Hồ Chí Minh

Như Quỳnh |

TPHCM – Khác với mọi năm, thời gian này giá các loại rau củ thường tăng cao nhưng năm nay tại các chợ truyền thống, giá các loại rau củ giảm mạnh với nguồn cung dồi dào nhưng lượng tiêu thụ không nhiều.

Người tiêu dùng còn mặn mà với chợ truyền thống?

Kim Sơn |

Thời gian gần đây, câu chuyện chợ truyền thống ở các đô thị lớn rơi vào cảnh ế ẩm, đìu hiu được dư luận quan tâm. Nhiều nguyên nhân được các tiểu thương, chuyên gia kinh tế đưa ra. Vậy dưới góc độ người tiêu dùng, họ đang nghĩ gì? Thói quen mua sắm của họ bây giờ ra sao?

Chợ truyền thống Hà Nội ế khách: Tiểu thương "ngồi nhìn nhau" tán gẫu

Kim Sơn |

Nhiều năm qua, chợ truyền thống Hà Nội rơi vào tình trạng ế ẩm, không cạnh tranh được với các hình thức kinh doanh khác. Theo PGS. TS Ngô Trí Long, đây là một bài toán khó mà cơ quan quản lý cần phải giải quyết.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.