Khoảng trống lớn về điều trị rối loạn tâm thần tại tuyến quận, huyện

Thùy Linh |

Việt Nam có khoảng 14 triệu người mắc rối loạn tâm thần nhưng chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu.

Dịch vụ tâm lý lâm sàng chưa phải là dịch vụ chính thức được bảo hiểm y tế chi trả

TS Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, kết quả khảo sát năm 2022 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho thấy có 61,3% (398/tổng số 649) bệnh viện huyện/trung tâm y tế quận huyện tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú cho người bệnh tâm thần, nhưng chỉ có 9,1% (59/649) cơ sở tuyến quận, huyện tổ chức khám, chữa bệnh nội trú cho người bệnh tâm thần.

"Kết quả này cho thấy khoảng trống lớn về điều trị rối loạn tâm thần tại tuyến quận, huyện"- TS Thái nói.

Hơn nữa, dịch vụ sức khỏe tâm thần ở Việt Nam chủ yếu là điều trị bằng thuốc. Cả nước có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần nhưng chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu.

Tuy nhiên dịch vụ tâm lý lâm sàng chưa phải là dịch vụ chính thức được bảo hiểm y tế chi trả, do vậy 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu chủ yếu được coi là kỹ thuật viên và làm các trắc nghiệm tâm lý, không phải dịch vụ tâm lý lâm sàng thực sự.

Các dịch vụ phục hồi chức năng tâm thần cũng rất hạn chế. Không có dịch vụ sức khoẻ tâm thần chính thức cho người dân bị tác động của thiên tai, thảm họa ví dụ như lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh (như đại dịch COVID-19).

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng.

Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần Trung ương, tỉ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn trầm cảm chiếm 2,45%. Tỉ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng TP Hồ Chí Minh có tới 8-20% trẻ em và vị thành niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khoẻ tâm thần chung.

Nghiên cứu trên các nhóm đối tượng đặc biệt khác cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm trong khi mang thai là 5% và trầm cảm sau sinh là 8,2%, tỉ lệ mắc mới trầm cảm sau sinh là 6,5% (2018), tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh ung thư phổi là 24,6% (2017).

Hàng tỉ người trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, đang có tác động sâu hơn đến sức khỏe tâm thần của con người, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng ngắn hạn và dài hạn, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người. Các ước tính cho thấy sự gia tăng của cả rối loạn lo âu và trầm cảm ở mức hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch.

Trên 90% người rối loạn tâm thần chưa được nhận dịch vụ chính thức

TS Cao Hưng Thái cho hay: Hiện nay, nhận thức sai lầm và sự kỳ thị của xã hội đối với người bệnh mắc rối loạn tâm thần: Đa số coi rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt mà không biết rằng rối loạn tâm thần có nhiều loại khác nhau như trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần do rượu...

Việc kỳ thị người bệnh mắc rối loạn tâm thần, không chấp nhận các chẩn đoán rối loạn tâm thần đưa đến sự chậm trễ trong quá trình chẩn đoán, điều trị và tìm đến các phương pháp điều trị cực đoan.

Hầu hết người dân chưa được nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Dịch vụ sức khoẻ tâm thần chủ yếu có ở cơ sở chuyên khoa tuyến trung ương và tỉnh.

Tuyến huyện và xã chủ yếu quản lý, điều trị tâm thần phân liệt và động kinh, trong khi đó theo điều tra của Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 thì 2 bệnh này chỉ chiếm khoảng 0,5% dân số và tổng các rối loạn tâm thần là 14,2% dân số.

"Ước tính 0,5% rối loạn tâm thần khác được điều trị tại cơ sở chuyên khoa, như vậy có tới trên 90% (13/14) người rối loạn tâm thần chưa được nhận dịch vụ chính thức"- TS Thái nói.

Trong khi đó tình hình rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng về số lượng cũng như đa dạng thêm về nhiều mặt bệnh như lo âu, nghiện chất, sa sút trí tuệ, tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bố tâm thần, mẹ mất sớm, nam sinh chưa từng đi học thêm đạt thủ khoa khối B

Hương Lê |

Nam sinh Bùi Mạnh Dũng (2005) là thủ khoa khối B của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Hòa Bình với 26,35 điểm.

Nhà thầu treo bảng đòi nợ tại Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên

BẢO TRUNG |

Ngày 17.7, một lãnh đạo Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên (trụ sở đang xây dựng tại Đắk Lắk) thông tin, đã có báo cáo Bộ Y tế về việc mất trật tự cảnh quan đô thị tại Trụ sở Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên.

Bị cáo vụ chuyến bay giải cứu điều trị tâm thần vì ám ảnh về mức án tử hình

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, sau khi bị nhiễm bệnh COVID-19, cùng với việc cơ quan chức năng điều tra vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo phải điều trị tâm thần vì ám ảnh về mức án tử hình.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.