Việt Nam xây dựng song song 2 kịch bản chống dịch COVID-19 thời gian tới

Thùy Linh |

Dịch COVID-19 có xu hướng giảm trong nhiều ngày gần đây. Vậy phương án chống dịch của Việt Nam sẽ cần thay đổi như thế nào, để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh, sớm đưa các hoạt động kinh tế- xã hội phục hồi và phát triển?

Dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước

Bộ Y tế cho biết tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước. Từ cuối tháng 12.2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số ca mắc mới, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay.

Theo Bộ Y tế, trong 3 tuần qua, số ca nhiễm, ca nặng và tử vong tại các tỉnh, thành phố có xu hướng giảm từng ngày, do Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với quy mô lớn nhất trong lịch sử. 

Việc triển khai chiến dịch được thực hiện trên quan điểm thống nhất "tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả và phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng đặc biệt với người nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị…

Trên cả nước, số tử vong do COVID-19 đã giảm mạnh (hiện còn hơn 30 ca mỗi ngày); hơn 1.200 ca nặng đang điều trị tại bệnh viện do các địa phương đã nỗ lực rà soát người chưa được tiêm chủng/chưa được tiêm đủ liều cơ bản hoặc không thể đến cơ sở tiêm chủng để tiêm bù, tiêm vét, tổ chức tiêm tại nhà (nếu cần thiết) đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Tăng cường truyền thông và triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Hệ thống y tế đã trụ vững trong đợt cao điểm của dịch với khả năng đáp ứng tối đa 200.000 giường điều trị. Bộ Y tế đã bảo đảm đủ thuốc điều trị, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu.

Giáo sư Phan Trọng Lân trả lời về tình hình dịch COVID-19 và kịch bản chống dịch thời gian tới. Ảnh: Thùy Linh
Giáo sư Phan Trọng Lân trả lời về tình hình dịch COVID-19 và kịch bản chống dịch thời gian tới. Ảnh: Thùy Linh

Chuẩn bị song song hai kịch bản chống dịch thời gian tới

Trao đổi với phóng viên, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc mới, số ca bệnh nặng và ca tử vong liên tục giảm...

Tuy nhiên, trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch COVID-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản về diễn tiến dịch COVID-19 có thể xảy ra. Có 2 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 có thể triển khai thời gian tới. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Kịch bản thứ nhất, biến thể Omicron xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ dần giảm bớt độc lực. Bên cạnh đó, với miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và mắc bệnh, số trường hợp chuyển nặng và tử vong sẽ giảm. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn

"Với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới, tức là đưa COVID-19 sang bệnh lưu hành. Các hoạt động xã hội có thể trở về bình thường.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong xã hội đều biết được các nguy cơ của mình và nếu thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch thì cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung vào những đối tượng nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh nền..."- GS Phan Trọng Lân cho hay.

Kịch bản thứ 2, theo GS.TS Phan Trọng Lân, đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 vẫn chưa được toàn diện. Khi giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện liên tục các biến thể mới vẫn có khả năng xảy ra.

Các chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến thể đã xuất hiện hoặc là chủng khác mới hơn. Chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm đi hiệu lực bảo vệ của vaccine, có thể làm lây lan mạnh hơn và tăng nguy cơ chuyển nặng.

Nếu xảy ra tình trạng như vậy, Việt Nam sẽ triển khai lại các biện pháp phòng dịch cấp bách như đã từng thực hiện trước đây.

"Mặc dù thời điểm này, chúng ta đã có nhiều loại vũ khí chống lại COVID-19 như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm điều trị và các biện pháp phòng chống dịch, tuy nhiên ngành y tế phải thường xuyên cập nhật hơn nữa, kể cả về thuốc điều trị và đặc biệt là công nghệ vaccine", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Như vậy, Việt Nam sẽ xây dựng song song hai kịch bản. Một là khi COVID-19 trở thành bệnh lưu hành, bình thường mới. Hai là vẫn luôn dự phòng các kịch bản khi xuất hiện tình huống mới, biến chủng mới mang tính nghiêm trọng để không để bị động.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Số ca mắc COVID-19 tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó

Lệ Hà |

Chiều 13.4, Bộ Y tế cho biết, trong ngày số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ. Tính từ 16h ngày 12.4 đến 16h ngày 13.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 24.623 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó).

Dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ở Quảng Ninh vào ngày 14.4

Thùy Linh |

Trong chiều 13.4, lô vaccine COVID-19 đã kiểm định xong sẽ được chuyển đến Quảng Ninh để ngày 14.4, tiến hành tiêm cho trẻ đang học lớp 6 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, vaccine sẽ được vận chuyển đến các địa phương khác để tuần tới sẽ tiến hành tiêm cho trẻ lớp 6 trên toàn quốc.

8,2 triệu trẻ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong quý II

Thùy Linh |

Sáng 13.4, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế liên quan đến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Đại gia Đức An bị yêu cầu trả hơn 31 tỉ cho cựu siêu mẫu

Anh Tú |

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có thông báo về thi hành án gửi cho ông Nguyễn Đức An, yêu cầu thanh toán cho cựu siêu mẫu Ngọc Thúy (vợ cũ) hơn 31 tỉ đồng.

Đến Huế ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Cảnh vật nơi phá Tam Giang được ví như một kiệt tác nghệ thuật có một không hai, khiến bất kì ai cũng phải đắm say mỗi lần ghé thăm khi đến Huế.

Xét xử thuyền trưởng vụ chìm tàu du lịch làm 17 người chết

Hoàng Bin |

TAND tỉnh Quảng Nam đang xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với thuyền trưởng vụ chìm tàu du lịch, làm 17 người chết ở Hội An.

TPHCM giải tỏa hơn 1.000 hộ dân làm đường 6 làn xe ở Thủ Đức

MINH QUÂN |

TPHCM - TP Thủ Đức đang khẩn trương hoàn tất thủ tục để chi hơn 7.000 tỉ đồng bồi thường cho hai đoạn của dự án Vành đai 2, ảnh hưởng đến hơn 1.000 hộ dân.

Mưa lớn, thêm các hộ dân ở Hòa Bình phải di dời khẩn cấp

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Thêm các hộ dân tại nơi có 8 triệu m3 đất đá chực sập đổ ở xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn phải di dời khẩn cấp.

Số ca mắc COVID-19 tăng gần 2.000 ca so với ngày trước đó

Lệ Hà |

Chiều 13.4, Bộ Y tế cho biết, trong ngày số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ. Tính từ 16h ngày 12.4 đến 16h ngày 13.4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 24.623 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó).

Dự kiến tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ở Quảng Ninh vào ngày 14.4

Thùy Linh |

Trong chiều 13.4, lô vaccine COVID-19 đã kiểm định xong sẽ được chuyển đến Quảng Ninh để ngày 14.4, tiến hành tiêm cho trẻ đang học lớp 6 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, vaccine sẽ được vận chuyển đến các địa phương khác để tuần tới sẽ tiến hành tiêm cho trẻ lớp 6 trên toàn quốc.

8,2 triệu trẻ 5-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19 trong quý II

Thùy Linh |

Sáng 13.4, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế liên quan đến tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.