Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Về những câu tục ngữ khó hiểu

LÊ XUÂN MẬU |

Trong kho tàng tục ngữ của ta có nhiều câu khó hiểu, thường gây tranh cãi. Trong tạp chí Từ điển và Bách khoa thư số 1 năm 2015, ông Nguyễn Đức Dương nói về chuyện đó.

Cái ý chính ông muốn nêu ra là nhiều câu tục ngữ trở thành khó hiểu vì có những từ ngữ khó. Đó có thể là từ cổ, từ nghề nghiệp khó hiểu lại có các từ đồng âm mà nhiều người đã không hiểu lại cứ giảng sai.

Quả là có nhiều câu tục ngữ chữ nghĩa cổ quá, hay “chuyên môn” quá người ít tìm hiểu khó mà nắm được nghĩa của nó tất không hiểu nổi nghĩa câu và dễ lầm về nghĩa cả câu. Ông khéo chọn nhiều câu có từ cổ từ nghề nghiệp khá đặc biệt: “Ăn nể ngồi không, non đồng cũng lở”, “Ăn vóc học hay”, “32 cái răng đóng trăng cái lưỡi”, “Già kén kẹn hom”…

Tuy nhiên ngữ nghĩa của tục ngữ nhiều câu khó không chỉ ở từ ngữ khó. Cũng như những câu giao tiếp đời thường, cái khó tiếp nhận đúng ở một số câu tục ngữ còn do sự kết hợp từ, sự tạo câu, do cái sự tình và ngữ cảnh mà câu tục ngữ hướng tới. Và cũng phải nói đến cái tri thức nền mà các nhà ngôn ngữ học gọi là “tiền giả định bách khoa” nữa (nhất là tri thức về phong tục tập quán của các địa phương). Mấy câu sau tác giả đưa ra giảng giải là những câu như thế: “Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại”, “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”...

Xin được mạn phép nối thêm vài điều.

Cũng như các câu nói “truyền miệng”, các câu tục ngữ đều được người ta cắt gọt đến mức tối giản và đưa những yếu tố vần nhịp phụ trợ vào. Việc đó lợi cho yêu cầu truyền miệng, nhưng lại có nhược điểm là có thể tạo ra cách hiểu không đúng ý người nói. Sự lưu truyền rộng rãi qua các vùng miền với những chỉnh sửa nào đó càng làm nhiều câu thành khó hiểu. Yếu tố thời gian với sự biến đổi của nhiều hiện tượng đề cập nữa càng làm “phức tạp” thêm.

Ở câu “Ăn cho, buôn so” cái khó không ở chữ “so”. Vì “so đo”, “so kè” không quá cổ, nay vẫn dùng khá phổ biến. Câu ấy khó là vì cấu trúc câu bị tước bỏ các từ nối. Khôi phục những từ nối đó đúng thì câu dễ hiểu ngay “Khi ăn thì cho nhau, khi buôn bán thì so kè với nhau”.Rất nhiều câu tục ngữ cấu trúc cắt gọt kiểu này. Và có một hậu quả thường gặp là ý nghĩa câu tục ngữ thay đổi khi người ta đưa từ nối khác vào mà nghĩa câu đó vẫn phù hợp, vẫn lôgíc.

“Ăn ốc nói mò” là một thí dụ. Khi nằm trong “câu” gồm ba vế (ăn ốc nói mò, ăn măng nói mọc, ăn cò nói bay) thì nó có “nghĩa văn bản” là nói “hợp chuyện” vì hiểu có từ “khi” ở đầu câu và chữ “thì” giữa hai vế câu (do chuỗi từ mò, mọc, bay hợp với đối tượng đang quan tâm). Nhưng, khi cắt hai vế sau, câu tục ngữ mất đi cái “môi trường” có các vế tương đồng về kết cấu với sự tương hợp ngữ nghĩa của “hoạt động” và “đối tượng” đang nói, vế câu có từ mò bị hiểu khác đi, theo nghĩa “mò mẫm”, nghĩa câu khác đi. Người ta hiểu có cặp từ nối vì - nên ở vế đó!

“Trên thuận dưới hoà” là câu ẩn chứa nhiều phán đoán khác nhau có thể chấp nhận, tuỳ vào sự tri nhận về mối quan hệ hai vế. Có thể là một quan hệ kéo theo: Trên thuận (thì) dưới hoà. Có thể là một quan hệ nhân quả: (nhờ/vì) trên thuận (mà/nên) dưới hoà… Có thể là quan hệ điều kiện: Khi trên thuận (thì) dưới hoà. Một trong các cái nghĩa tiềm năng ấy của câu sẽ được khai thác và nổi lên trong ngữ cảnh cụ thể. Cũng phải nói thêm về ý nghĩa của cấu trúc hai vế song trùng ở tục ngữ. Khi hai vế tổ chức giống nhau, đặt liền kề nhau, ý nghĩa quan hệ, lập luận sẽ nảy sinh. Người đọc dễ suy đoán ra các ý nghĩa so sánh, ý nghĩa kéo theo, điều kiện, nhân quả v.v... dù không có các từ nối.

Tiếp nhận ý nghĩa một câu nói, ngoài nghĩa câu chữ, còn có cái nội dung hiện thực được phản ánh, hướng tới phải quan tâm. Điều này liên quan đến ngữ cảnh khi nói. Trong tục ngữ, yếu tố ngữ cảnh khi câu nói được sáng tạo khó truy tìm, phải giả định, suy đoán. Cũng có thể phải xét ngữ cảnh lúc câu tục ngữ được vận dụng. Câu “Chuối sau cau trước” sẽ được hiểu khác nhau khi dùng để nói về “cảnh quan” hay dùng khi ăn quả. Cuối cùng thì phải có cái tri thức nền về phong tục tập quán. Không thể nói câu “Cha đưa mẹ đón” chỉ có cái nghĩa khi đưa dâu. Nó có cái nghĩa khác khi nói về cách “đưa” và cách “đón” (đi giật lùi) của người con trai trong lễ tang cha mẹ.

Vốn là người ham tìm hiểu văn học dân gian, xin mạo muội góp thêm đôi lời với chuyên gia về món tục ngữ này. Xin được thông cảm, châm chước những chỗ hiểu chưa đúng.

LÊ XUÂN MẬU
TIN LIÊN QUAN

Chồng chéo rừng phòng hộ, dân gặp khó khi thu hoạch rừng keo

TRẦN TUẤN |

Hàng trăm hecta keo của người dân xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang gặp khó trong việc thu hoạch do bị xác định chồng lấn đất rừng phòng hộ.

Sắp trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân được đặc xá

PHẠM ĐÔNG |

Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ tổng hợp, trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá để xem xét, quyết định.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.

Hành trình đi để trở về của Quán quân đường lên đỉnh Olympia

Nhóm PV |

Ước mơ được học tập, trải nghiệm ở môi trường quốc tế và sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, để hiện thực hóa khát vọng được cống hiến, được góp một phần công sức cho sự chuyển mình của đất nước - đây là điều mà Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 luôn ấp ủ và coi là lẽ sống. Hành trình trở về Việt Nam của Đức luôn có sự đồng hành của rất nhiều bạn trẻ, những người luôn khát khao được cống hiến cho đất nước, đơn giản vì muốn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam". Hành trình đó, chúng tôi gọi là “đi để trở về" của những tài năng Việt.

CLB Nam Định thắng trận ra quân tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng 2-0 trước Lee Man (Hong Kong, Trung Quốc) trong trận đấu mở màn tại bảng G Cúp C2 châu Á 2024-2025.

Người dân Quảng Bình tất bật đưa thuyền lên bờ chằng chéo

CÔNG SÁNG |

Người dân tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã đưa thuyền lên bờ, vào âu thuyền chằng chéo để ứng phó với áp thấp nhiệt đới.