"Cuộc chiến" giành chỗ để ôtô ở chung cư: Bình dân hay cao cấp đều thiếu chỗ

Nhóm PV |

Với thu nhập ngày một tăng như hiện nay, việc mua ôtô của người dân không khó, nhưng để tìm được chỗ để xe, nhất là tại các khu chung cư ở Hà Nội là việc không hề dễ. Vấn đề này không chỉ gây ra sự lộn xộn, ách tắc về giao thông, chiếm mất không gian công cộng của dự án… mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác như phòng cháy chữa cháy, gây bức xúc cho cư dân.

“Khát” chỗ đỗ xe

Từ trước tới nay, chỗ để xe ôtô chung cư luôn là vấn đề “nóng” mà vẫn chưa có phương án để giải quyết triệt để. Tình trạng người dân sống ở chung cư vẫn luôn “khát” chỗ đỗ xe ôtô là điều dễ thấy.

Ghi nhận thực tế, rất nhiều chung cư tại Hà Nội được xây dựng với thiết kế diện tích bãi đỗ xe nhỏ hoặc không có, trong khi nhu cầu mua sắm ôtô của cư dân ngày một cao. Thực trạng này đang tạo ra áp lực cho hạ tầng khu vực xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị và đời sống người dân.

Dạo một vòng quanh các quận, huyện của Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh ôtô đậu đỗ tràn lan trên vỉa hè, khuôn viên các khu đô thị, lòng đường, đặc biệt là khu vực quanh các chung cư.

Tại Khu đô thị Linh Đàm, đa phần các toà nhà cao tầng đều không có hầm để xe ôtô, một số toà nhà có khu vực khu sử dụng cho mục đích để xe ôtô nhưng luôn trong tình trạng quá tải. Cư dân phải đi tìm chỗ để xe ở các bãi đỗ xe xung quanh, hoặc để xe tràn lan trên vỉa hè, lòng đường khu đô thị này. Chi phí gửi xe mỗi nơi một kiểu.

Anh Nguyễn Thiện, cư dân khu nhà ở xã hội khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), nói rằng, trước đây hầm chung cư thừa chỗ để ôtô bởi người dân mua nhà ở xã hội là dân có thu nhập thấp. Nhưng sau vài năm, thu nhập tốt hơn, nhiều nhà đã mua được ôtô, kéo theo tình trạng tranh nhau suất gửi ôtô trong hầm.

Dù chưa có ý định mua ôtô song chị Lê Nữ Hạnh Nguyên (42 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội) bất ngờ chuyển hướng và quyết định sẽ mua luôn trong năm nay. Lý do là hàng xóm sắp chuyển nhà và nhường lại chỗ để ôtô cho gia đình chị.

Chị Hạnh Nguyên cho biết, mấy năm nay kể từ khi đi vào vận hành, chung cư Seasons Avenue (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) đã hết sạch chỗ để ôtô. Những cư dân có nhu cầu sau đó đều phải tìm những bãi xe xung quanh, hay lề đường thậm chí có những người phải đi bộ rất xa để gửi xe. Nay có suất đậu ôtô nhường lại, dù chưa có nhu cầu nhưng chị Hạnh Nguyên vẫn thu xếp tài chính mua luôn, bởi nếu đợi năm sau sợ hết "lốt".

Chị Bích Thu sống ở chung cư Stellar Garden (quận Thanh Xuân) cho hay: “Chung cư gồm 2 tòa tháp cao 30 tầng chung 6 tầng đế, nhưng chỉ có 2 tầng hầm. Lúc mua nhà, nhân viên bán nhà quảng cáo mỗi căn hộ sẽ có ít nhất 1 chỗ để xe, nhưng thực tế tình trạng thiếu chỗ đỗ đã diễn ra trong nhiều năm”.

Đi ôtô phải “thủ” áo mưa

Chuyển về sinh sống tại chung cư Booyoung Vina ở khu Mỗ Lao, Hà Đông được nửa năm, sự bất tiện lớn nhất nơi an cư mới của vợ chồng anh Quang cũng là chỗ để xe.

"Tôi đăng ký chỗ để xe nhưng ban quản lý nói đã hết sạch "lốt". Không chỉ dưới hầm mà ngay cả chỗ để xe ngoài sân cũng hết. Đi hỏi bãi đỗ quanh khu vực họ đều nói hết vé tháng, tôi phải gửi vé ngày, nhiều hôm về muộn hỏi mãi không có chỗ, đêm hôm rồi mà đi vài chỗ mới tìm được suất nhưng để ở lối đi, sáng phải ra đánh xe đi sớm" - anh Quang chia sẻ.

Hay như tòa nhà Gemek

Tower (trên đường Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội) có 4 tòa nhà A1, 2 và B1, 2 với tổng số hơn 1.000 căn hộ nhưng chỉ có một tầng hầm để xe ôtô (hơn 250 chỗ) và một tầng hầm để xe máy.

Do cư dân mua xe ôtô ngày càng tăng trong khi tầng hầm của tòa nhà không đáp ứng đủ nên phía đơn vị vận hành phải mở bãi xe ở cạnh chung cư. Dù có mái che và giá cả thấp hơn nhưng nhiều người dân không mặn mà do phải đi bộ một đoạn dài. Thậm chí có nhiều bất tiện khác mỗi khi trời mưa phải đội mưa để ra xe.

Anh Nguyễn Hùng - cư dân sống tại tòa B2 chung cư Gemek chia sẻ, do trong hầm không đủ chỗ nên mới phải đi ra bãi nổi để gửi.

“Gửi ở ngoài tiền ít hơn nhưng nhiều bất tiện, đặc biệt là vào những ngày mưa gió. Có nhiều hôm đi về trời mưa, trong xe không có áo mưa hay ô nên phải ngồi đợi cả tiếng. Rút kinh nghiệm vài lần nên bây giờ phải thủ sẵn áo mưa trên xe để đề phòng” - anh Hùng nói.

Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m2 diện tích làm chỗ đậu xe, gồm cả lối đi. Tuy nhiên thực tế nhiều chung cư lại thiết kế khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân.

Một lý do khác nữa là nhu cầu sở hữu xe ôtô của người dân tăng mạnh trong một vài năm trở lại đây. Chính vì vậy, cũng có những dự án tuân thủ quy định nhưng vẫn thiếu vì số lượng người có thể mua được ôtô ngày càng đông.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Xây chung cư phải đánh giá tác động giao thông: Lẽ ra phải làm từ lâu!

PHẠM ĐÔNG - YẾN NHI |

Ùn tắc, ô nhiễm là hệ lụy từ mật độ xây dựng công trình chung cư, cao ốc dày đặc ở nội đô, song việc đánh giá tác động giao thông lại chưa được xem xét đúng mức.

Hà Nội: "Nhồi nhét" chung cư bám sát mặt đường, giao thông "ngộp thở"

Phạm Đông - Yến Nhi |

Hà Nội - Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu chỉ dài 2km nhưng gánh đến 40 dự án chung cư; đường Nguyễn Tuân dài chưa đến 1km cũng gánh tới 20 dự án chung cư... Việc “nhồi” chung cư vào nội thành nhưng không đánh giá tác động giao thông khiến đường phố của Hà Nội "ngộp thở" và ùn tắc.

Hiểu rõ tiện ích nội khu, ngoại khu khi mua chung cư

Phương Duy (T/H) |

Một dự án chung cư có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tiện ích nội khu và tiện ích ngoại khu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Nhập 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 1.1.2025 sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 191,74km2, quy mô dân số là 176.980 người của huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo tối 8.10 về chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Đồng tình với đề xuất về cán bộ công đoàn chuyên trách

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất Tổng LĐLĐVN được quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn cao chót vót, khó mua

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 8.10: Vàng nhẫn trơn giảm nhẹ, tuy nhiên việc mua vào thời điểm này rất khó mua.

Cận cảnh bữa ăn sinh viên ĐH Bách khoa sau vụ tố cơm thừa

Nhóm PV |

Hiện Đại học Bách khoa Hà Nội đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho sinh viên học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Xây chung cư phải đánh giá tác động giao thông: Lẽ ra phải làm từ lâu!

PHẠM ĐÔNG - YẾN NHI |

Ùn tắc, ô nhiễm là hệ lụy từ mật độ xây dựng công trình chung cư, cao ốc dày đặc ở nội đô, song việc đánh giá tác động giao thông lại chưa được xem xét đúng mức.

Hà Nội: "Nhồi nhét" chung cư bám sát mặt đường, giao thông "ngộp thở"

Phạm Đông - Yến Nhi |

Hà Nội - Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu chỉ dài 2km nhưng gánh đến 40 dự án chung cư; đường Nguyễn Tuân dài chưa đến 1km cũng gánh tới 20 dự án chung cư... Việc “nhồi” chung cư vào nội thành nhưng không đánh giá tác động giao thông khiến đường phố của Hà Nội "ngộp thở" và ùn tắc.

Hiểu rõ tiện ích nội khu, ngoại khu khi mua chung cư

Phương Duy (T/H) |

Một dự án chung cư có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tiện ích nội khu và tiện ích ngoại khu đóng vai trò cực kỳ quan trọng.