Đất sạch sau khai thác bô xít ở Đắk Nông chưa được sử dụng hiệu quả

Phan Tuấn |

Rất nhiều diện tích đất sạch sau khai thác bô xít ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang được cơ quan chức năng tiến hành hoàn thổ, trồng cây keo lai để phục hồi môi trường. Tuy nhiên, việc này đang được đánh giá là chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

Đất hoàn thổ được sử dụng để trồng keo lai

Hàng loạt các vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc của Tỉnh ủy Đắk Nông với Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) vào giữa tháng 8 vừa qua. Trong đó, 2 bên đã bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai thác, hoàn thổ, tái sử dụng đất...

Từ năm 2017 đến nay, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã khai thác xong hàng trăm hecta đất có chứa khoáng sản bô xít.

Đối với những phần đất đã khai thác hết khoáng sản bô xít thì TKV không còn nhu cầu sử dụng nhưng cũng không thể trả cho tỉnh Đắk Nông. Nguyên nhân là vì các quy định liên quan đến chi trả, hạch toán tiền đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý và sử dụng đất theo thời hạn.

Tại các khu vực sau khai thác quặng bô xít ở mỏ Nhân Cơ đã và đang được đổ thải hoàn thổ và trồng cây keo theo Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Trong khi đó, tỉnh Đắk Nông phải dành phần lớn diện tích nằm ngoài các khu vực đã kết thúc khai thác quặng, để triển khai các dự án tái định canh, định cư. Việc này đã làm giảm quỹ đất dành cho canh tác sản xuất và các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Điều đáng nói, việc triển khai các dự án tái định canh, tái định cư và các dự án phát triển kinh tế, xã hội ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng đang gặp nhiều khó khăn do chồng lấn với quy hoạch bô xít hoặc trong quá trình thi công công trình, dự án phát hiện có bô xít.

Nhiều diện tích đất sau khi hoàn thành khai thác bô xít được cơ quan chức năng trồng keo lai. Ảnh: Hồng Thoan
Nhiều diện tích đất sau khi hoàn thành khai thác bô xít được cơ quan chức năng trồng keo lai. Ảnh: Hồng Thoan

Qũy đất sạch sau khai thác bô xít ngày càng nhiều

Theo TKV, giai đoạn năm 2030 đơn vị sẽ cần khoảng 220 - 280ha đất/năm (sản xuất 2 triệu tấn alumin/năm) và 660- 1.120ha/năm vào giai đoạn 2031 - 2050 (sản xuất 6-8 triệu tấn alumin/năm).

Tuy nhiên, thời gian qua, đơn giá đền bù dự án khai thác bô xít đã tăng khá nhanh. Cụ thể, tại mỏ Nhân Cơ - Đắk Nông, năm 2017, giá đền bù 1,46 tỉ đồng/ha thì nay đã lên khoảng 2,45 tỉ đồng/ha vào năm 2022.

Với diện tích lớn nêu trên, nếu không có giải pháp sử dụng đất phù hợp thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ gặp phải vướng mắc, không thể huy động nguồn tài nguyên đất sạch để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh...

Để nâng cao giá trị sử dụng đất, TKV đang phối hợp với tỉnh Đắk Nông lập phương án sử dụng đất sau khai thác bô xít theo hướng một phần diện tích sẽ để bố trí tái định cư và một phần nữa phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Giải pháp này được đánh giá sẽ giúp gia tăng quỹ đất để bố trí tái định canh. Đồng thời, giảm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, do giảm chi phí bồi thường về đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp dự kiến giảm khoảng 1 tỉ đồng/ha…

Thế nhưng, việc triển khai các giải pháp trên của TKV đang gặp nhiều khó khăn, do các quy định của Luật Đất đai. Bởi hiện nay chưa có quy định cụ thể để sử dụng đất sau khai thác bô xít có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và mong muốn của người dân.

Các quy định và hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính đối với việc bàn giao sớm diện tích đất đã khai thác quặng cho địa phương phát triển kinh tế, xã hội nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại TKV cũng chưa có.

Tại buổi làm việc nói trên với Tỉnh ủy Đắk Nông, Tổng Giám đốc TKV, Đặng Thanh Hải cho biết, những khó khăn, vướng mắc trên, Tập đoàn đã báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính để hướng dẫn. Tuy nhiên, đến nay, TKV và địa phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể.

TKV và tỉnh Đắk Nông sẽ có văn bản chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành xem xét có cơ chế đặc thù đối với khai thác bô xít nhằm ổn định trật tự xã hội và sử dụng đất có hiệu quả cho địa phương, doanh nghiệp trong thời gian tới.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông đề xuất Chính phủ tháo gỡ vướng mắc quy hoạch bô xít

Phan Tuấn |

Quy hoạch khoáng sản bô xít đang bao trùm gần 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, việc triển khai xây dựng các công trình, dự án, thu hút đầu tư... gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị đề nghị bộ ngành Trung ương và Chính phủ xem xét, tháo gỡ.

Quy hoạch bô xít Đắk Nông chồng lấn, nhiều công trình quan trọng chưa thể triển khai

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 1.062 công trình, dự án phúc lợi xã hội đã được bố trí vốn nhưng không thể triển khai thi công vì chồng lấn với quy hoạch khai thác bô xít chưa biết bao giờ mới thực hiện. Việc này đang gây ra vô số cản trở, kìm hãm địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Đắk Nông đau đầu với quy hoạch khai thác bô xít

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai thác bô xít.

Quy hoạch khai thác bô xít kìm hãm nhiều dự án mở đường giao thông ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Nhiều dự án mở đường ở huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã được bố trí vốn đầu tư nhưng không thể thi công vì vướng quy hoạch khai thác mỏ bô xít chưa biết khi nào mới thực hiện. Việc này không chỉ gây ra khó khăn cho người tham gia giao thông mà còn kìm hãm sự phát triển của địa phương.

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho 3.765 phạm nhân

Ái Vân |

Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá cho 3.763 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 2 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Đắk Nông đề xuất Chính phủ tháo gỡ vướng mắc quy hoạch bô xít

Phan Tuấn |

Quy hoạch khoáng sản bô xít đang bao trùm gần 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đắk Nông. Vì vậy, việc triển khai xây dựng các công trình, dự án, thu hút đầu tư... gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị đề nghị bộ ngành Trung ương và Chính phủ xem xét, tháo gỡ.

Quy hoạch bô xít Đắk Nông chồng lấn, nhiều công trình quan trọng chưa thể triển khai

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 1.062 công trình, dự án phúc lợi xã hội đã được bố trí vốn nhưng không thể triển khai thi công vì chồng lấn với quy hoạch khai thác bô xít chưa biết bao giờ mới thực hiện. Việc này đang gây ra vô số cản trở, kìm hãm địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Đắk Nông đau đầu với quy hoạch khai thác bô xít

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai thác bô xít.

Quy hoạch khai thác bô xít kìm hãm nhiều dự án mở đường giao thông ở Đắk Nông

Phan Tuấn |

Nhiều dự án mở đường ở huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã được bố trí vốn đầu tư nhưng không thể thi công vì vướng quy hoạch khai thác mỏ bô xít chưa biết khi nào mới thực hiện. Việc này không chỉ gây ra khó khăn cho người tham gia giao thông mà còn kìm hãm sự phát triển của địa phương.