Phải ràng buộc trách nhiệm để chủ đầu tư trả sổ đỏ cho người dân

Cường Ngô - Trần Vương |

Thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều đại biểu nêu ý kiến về các biện pháp để ràng buộc trách nhiệm chủ đầu tư phải hoàn thành dự án và làm sổ đỏ cho người dân.

Ngày 31.10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu thảo luận các quy định về đặt cọc, tiến độ thanh toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính… để ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư làm sổ đỏ cho người dân.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) cho biết hiện nay tình trạng dự án bất động sản (BĐS) chưa hoàn thành, người dân bị chậm cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) diễn ra khá phổ biến, dẫn đến khiếu kiện đông người.

Dự thảo luật quy định chủ đầu tư được bán nhà hình thành trong tương lai, một mặt tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm đưa dự án vào kinh doanh, nhưng cũng đẩy nguy cơ về phía người mua khi chưa có sổ đỏ.

Vì vậy, để bảo vệ người mua nhà, đại biểu Sơn đề nghị nên quy định chặt chẽ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của chủ đầu tư ngay trong hợp đồng mua bán với khách hàng. Hoặc có thể quy định số tiền nghĩa vụ tài chính về đất đai khách hàng giữ lại để ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) thảo luận - Ảnh: GIA HÂN
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Đoàn Hải Dương) thảo luận. Ảnh: Văn phòng Quốc hội.

Đại biểu Sơn cũng cho rằng, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án BĐS, thậm chí các cơ quan điều tra, kiểm tra, thanh tra gặp khó khi xử lý các dự án có thay đổi chủ đầu tư thông qua các hình thức như chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bán tài sản gắn liền với đất…

Do vậy, ông Sơn đề nghị quy định về khái niệm này cần nêu rõ phương thức chuyển giao tài sản để tránh lợi dụng, chuyển nhượng dự án bằng các hình thức nêu trên dẫn đến tình trạng không có cơ sở kết luận chủ đầu tư đang thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hay một phần dự án BĐS.

Căn hộ trị giá 1 tỉ đồng thì số tiền đặt cọc là 100 triệu đồng là hợp lý

Về phương án về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) đồng tình với phương án 2, chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Số tiền đặt cọc tối đa không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua.

Thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng đủ 100% vốn để thực hiện dự án, phải vay ngân hàng để hình thành cho dự án, cho nên việc đặt cọc 10% thì không quá lớn.

Ông Hòa lấy ví dụ, một căn hộ trị giá 1 tỉ đồng thì số tiền đặt cọc là 100 triệu đồng, nếu căn hộ trị giá 4 - 5 tỉ đồng thì số tiền đặt cọc là 400 - 500 triệu đồng. So với số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu căn hộ, số tiền đặt cọc như vậy là phù hợp, tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Bên cạnh đó, việc đặt cọc còn góp phần tạo lòng tin tưởng giữa chủ đầu tư và khách hàng, thậm chí khách hàng đặt cọc trước còn có thể được giảm giá nhà.

Một nội dung khác liên quan đến dự thảo cũng được đại biểu Phạm Văn Hòa đề cập, đó là điều kiện của tổ chức, cá nhân khi kinh doanh BĐS. Theo dự thảo, cá nhân kinh doanh BĐS với quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS, nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Ông Hòa cho rằng quy định như vậy là "rất bất cập", bởi làm thế nào để xác định là kinh doanh nhỏ, kinh doanh lớn; đồng thời dễ phát sinh tiêu cực, trốn thuế. Vì vậy, ông Hòa đề nghị đã kinh doanh BĐS bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

Cường Ngô - Trần Vương
TIN LIÊN QUAN

Trắc nghiệm: Đất công ích có được cấp sổ đỏ không?

NHÓM PV |

Đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng với mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc sử dụng với mục đích nông nghiệp khác như làm đất ươm cây giống, trồng hoa, cây cảnh… Ngoài những mục đích trên, đất nông nghiệp còn được dùng để sử dụng vào mục đích công ích (đất công ích).

3 thay đổi mới nhất liên quan đến sổ đỏ người dân cần biết

Thạch Lam (T/H) |

Sổ đỏ (sổ hồng) là ngôn ngữ thường ngày của người dân gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của giấy chứng nhận. Dưới đây là 3 thay đổi mới nhất liên quan đến sổ đỏ người dân cần nắm rõ.

Mua bán đất bằng giấy viết tay trước năm 2008 thì có được cấp sổ đỏ không

Thạch Lam (T/H) |

Mua bán đất viết tay là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực. Nhiều người thắc mắc rằng đất mua bằng giấy viết tay liệu có được cấp sổ đỏ hay không?

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Trắc nghiệm: Đất công ích có được cấp sổ đỏ không?

NHÓM PV |

Đất nông nghiệp được hiểu là đất sử dụng với mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc sử dụng với mục đích nông nghiệp khác như làm đất ươm cây giống, trồng hoa, cây cảnh… Ngoài những mục đích trên, đất nông nghiệp còn được dùng để sử dụng vào mục đích công ích (đất công ích).

3 thay đổi mới nhất liên quan đến sổ đỏ người dân cần biết

Thạch Lam (T/H) |

Sổ đỏ (sổ hồng) là ngôn ngữ thường ngày của người dân gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của giấy chứng nhận. Dưới đây là 3 thay đổi mới nhất liên quan đến sổ đỏ người dân cần nắm rõ.

Mua bán đất bằng giấy viết tay trước năm 2008 thì có được cấp sổ đỏ không

Thạch Lam (T/H) |

Mua bán đất viết tay là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực. Nhiều người thắc mắc rằng đất mua bằng giấy viết tay liệu có được cấp sổ đỏ hay không?