Hơi thở của tàn y

HOÀNG VĂN MINH |

“Với chiếc áo dài, mọi phụ nữ Việt đều bình đẳng trong sắc đẹp”. Tự dưng nhớ câu này của GS triết học Thái Kim Lan khi xem chương về “Áo dài” trong vở diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” quy tụ gần 200 diễn viên, con số kỷ lục cho một show áo dài ở nước mình.

Lần nào trò chuyện, bà cũng hoài nhớ về “thế hệ tôi”, tức ba bốn chục năm trước ở xứ Huế quê nhà, tà áo dài luôn hiện diện trong đời sống thường nhật. Và phụ nữ, từ người bình dân buôn thúng bán bưng cho đến người cao sang đều… bình đẳng trong chiếc áo dài - bình đẳng trong vẻ đẹp cũng như tính cách con người, dù chất lượng vải vóc khác nhau…

Thả mình trong chương “Áo dài”, cảm giác cũng tiên cảnh lắm bởi trước mắt mình là một thế giới đẹp hồn nhiên và lành lặn, vừa cao quý vừa hình thể tự nhiên. Một sự đồng phục từ màu sắc, ánh mắt, thậm chí cho đến các số đo nên không phải bận tâm so sánh cô này ít xinh hơn cô kia rồi suy tưởng linh tinh, có khi tâm trí dẫn dắt nhau đi xa không quay về được.

Đã thế nhạc còn hay mê man và vũ điệu thì được gọt tỉa tinh xảo, lạ lẫm kiểu kỳ bí chưa từng gặp trên những sàn catwalk. Giờ mới để ý là ngôn ngữ múa cũng lắm lời. Chả thế mà có ông bảo trông dáng đi của các cô ấy như kiểu đang đau đẻ. Còn tôi thì lại thấy đó là dấu ấn trăm năm của những đời người, là những bước đi liêu xiêu khó nhọc, cả niềm hân hoan hạnh phúc của thời gian và ký ức của cả một vùng đất một thời là phên dậu.

Cũng như tà áo dài, giờ là quốc hồn quốc túy, thế mà hồi thập kỷ 1930, khi họa sĩ Cát Tường thực hiện một cuộc cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân khiến nó chỉ còn hai vạt trước sau và nối dài vạt trước cho chấm đất, thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi cũng như sự gợi cảm. Tuy nhiên, sự cải cách này ngay từ đầu đã nhận được phản ứng dữ dội từ dư luận, thậm chí tẩy chay. Thời đó ai mà mặc áo dài thì sẽ bị quy là đĩ thõa, lăng loàn… như đã từng được phản ánh trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Nhớ hồi năm trước, GS Thái Kim Lan từ nước Đức về Huế ra mắt bộ sưu tập áo dài từ thời Nguyễn trong tâm trạng “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/Xếp tàn y lại để dành hơi” như những câu thơ của vua Tự Đức. Bộ sưu tập là sự trở về của hơi thở tàn y cùng nỗi thao thức thảng thốt khi nhận ra áo dài giờ chỉ còn xuất hiện ở những show diễn trên sân khấu và gần như không còn nhìn thấy trên những nẻo đường Việt Nam. Và thay vì tôn vinh người phụ nữ trong vẻ đẹp bình dân nhất, áo dài đang lớn lối khoe màu sặc sỡ, đến nỗi tự vong thân…

Vui tươi thổn thức, là tâm trạng của tôi với bản tin trên báo về việc Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế nhân dịp năm học mới đã viết thư ngỏ đến các trường học trên địa bàn vận động sinh viên, học sinh mặc áo dài khi đến trường tối thiểu hai đến ba ngày trong tuần để tạo thành một điểm nhấn, một nét đẹp văn hóa. Một kiểu níu kéo tàn y trong vô vọng và cũng đầy hy vọng.

Lại nghe nhớ những ngày đến trường của một tà áo dài của hơn 20 năm trước đã mờ sương khói. Lẩn thẩn nghĩ nếu cho mình trẻ lại vào đúng những năm tháng ấy ở ngôi trường ấy, thế nào tôi cũng tìm mọi cách để “bắt” cô nữ sinh ấy làm người yêu chứ không chỉ biết ngắm nhìn trong nhớ nhung luyến tiếc.

Thể nào tôi cũng mắng cô gái ấy một trận ra trò chứ không cười méo miệng khi năm nọ ở Huế, cũng là một cuộc vận động mặc áo dài đến công sở. Và cô ấy ghé tai tôi thì thầm “em không mặc được vì ngày mô giữa buổi cũng trốn việc đi chợ nấu cơm hầu chồng”…

HOÀNG VĂN MINH
TIN LIÊN QUAN

Gió lất phất trang báo

NGÔ MAI PHONG |

Buổi sớm ngày khai trường. Trẻ con ba lô cặp sách lũ lượt đi qua cửa nhà để vòng vào lối tam cấp dẫn lên ngôi trường tiểu học trên đỉnh đồi. Chúng hớn hở leo và nói lắm như lũ chim cánh cụt.

Đi đón tương lai

NGÔ MAI PHONG |

Trên smartphone - 14h ngày 2.9, chiếc chuyên cơ chở đoàn tuyển thủ Olympic Việt Nam trở về từ ASIAD 18 vừa đáp xuống sân bay Nội Bài lại được chào đón nồng nhiệt bằng màn mưa vòi rồng và khung cảnh trước nhà ga lại bùng bùng sắc cờ màu áo hoa tươi nước mắt nụ cười của hàng nghìn người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Dù năm tháng trôi đi

MINH THI |

Cậu trai vừa chấm dứt kỳ thi căng thẳng và những ngày làm thêm vất vả, về quê nhà thực tập. Ngày lại ngày, cậu ra xe buýt lúc 6h, đi cả tiếng mới tới chỗ làm, chiều muộn 19-20h trở về trong dòng người đông nghẹt. Đến bữa ăn, cậu chẳng thể nuốt nổi.

Nữ cán bộ ở Lạng Sơn bị thi hành án trừ lương để trả nợ

An Khánh |

Lạng Sơn - Do không thể trả được khoản nợ từ nhiều năm trước, nữ cán bộ công tác tại một cơ quan hành pháp của tỉnh đã bị thi hành án trừ lương để trả nợ.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Sự kỳ lạ nhìn từ vụ Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp đại học

Lan Anh |

Đại diện trường Đại học Ngoại thương đã xác nhận Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp trong bối cảnh cô vừa đăng quang cuộc thi sắc đẹp thứ 2 sau 10 năm.

Giá vàng hôm nay 21.9: Vàng nhẫn tăng, phá kỷ lục mới

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 21.9 tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn 9999 tăng lên mức cao nhất nhiều tuần.

Bổ nhiệm 10 sĩ quan cấp tá quân đội nhận chức vụ mới

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các cơ quan đã công bố, trao quyết định điều động, bổ nhiệm với 10 sĩ quan cấp tá quân đội và bàn giao chức vụ.

Gió lất phất trang báo

NGÔ MAI PHONG |

Buổi sớm ngày khai trường. Trẻ con ba lô cặp sách lũ lượt đi qua cửa nhà để vòng vào lối tam cấp dẫn lên ngôi trường tiểu học trên đỉnh đồi. Chúng hớn hở leo và nói lắm như lũ chim cánh cụt.

Đi đón tương lai

NGÔ MAI PHONG |

Trên smartphone - 14h ngày 2.9, chiếc chuyên cơ chở đoàn tuyển thủ Olympic Việt Nam trở về từ ASIAD 18 vừa đáp xuống sân bay Nội Bài lại được chào đón nồng nhiệt bằng màn mưa vòi rồng và khung cảnh trước nhà ga lại bùng bùng sắc cờ màu áo hoa tươi nước mắt nụ cười của hàng nghìn người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Dù năm tháng trôi đi

MINH THI |

Cậu trai vừa chấm dứt kỳ thi căng thẳng và những ngày làm thêm vất vả, về quê nhà thực tập. Ngày lại ngày, cậu ra xe buýt lúc 6h, đi cả tiếng mới tới chỗ làm, chiều muộn 19-20h trở về trong dòng người đông nghẹt. Đến bữa ăn, cậu chẳng thể nuốt nổi.