Công nhân cố gắng bám trụ, nuôi con

Bảo Hân |

Mặc dù bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập bởi dịch COVID-19, nhiều gia đình công nhân khu công nghiệp vẫn cố gắng đưa con lên ở trọ cùng để gần gũi cha mẹ.

Thuê người đón con 

Chị Hoàng Thị Nông (quê Tuyên Quang) là công nhân (CN) Công ty Fujikin, Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long được 3 năm nay. Hai vợ chồng cùng con (năm nay 4 tuổi) đang thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Chị Nông cho biết, dù thu nhập giảm do ảnh hưởng của COVID-19, nhưng chị vẫn muốn con sống cùng bố mẹ. “Hơn nữa, ở quê, ông bà sức đã yếu, không thể trông cháu, nên phải đón con lên đây, mặc dù sẽ rất khó khăn” - chị Nông nói.

Do phải đi làm ca, không thể sắp xếp thời gian để đón con, anh chị phải thuê chính… chủ nhà để giúp làm việc này. Mỗi tháng chị trả cho bà chủ nhà 1 triệu đồng tiền đón con. Đây là khoản phát sinh khá lớn so với thu nhập của anh chị. Tính ra, do ảnh hưởng của COVID-19, thu nhập của chị giảm 500.000 đồng, thu nhập của chồng chị giảm 2-3 triệu đồng. Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng hiện nay vào khoảng 11,5-12 triệu đồng. Trong khi đó, tiền nhà là 1,5 triệu đồng/tháng; tiền ăn uống 2,5-3 triệu đồng/tháng, tiền học cho con là 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, còn nhiều khoản chi phí khác.

Cũng giống như chị Nông, chị Dương Thị Mai - hàng xóm của chị - trước đây cũng phải thuê chủ quán tạp hoá gần đó đón 2 con đầu đang đi học lớp 1 và mẫu giáo. Thời gian đó, chị Mai phải làm ca, trong khi đó, chồng chị làm nghề xây dựng, thường xuyên phải đi xa, đến tối mới về nên hai vợ chồng không thể sắp xếp đón con. Còn bây giờ, do đang phải nghỉ ở nhà chờ việc, nên chị có thời gian đi đón con, không phải mất thêm tiền để thuê làm việc này nữa...

Mong được sum họp gia đình

Anh Lưu Hữu Tuyến làm CN Công ty Ogino 4 năm nay. Thời gian trước đây, vợ chồng anh và con lớn (2 tuổi) ở cùng nhau tại nhà trọ của xã Võng La (huyện Đông Anh, Hà Nội). Từ tháng 3.2020, khi chuẩn bị sinh cháu thứ 2, vợ anh về Tuyên Quang. Con lớn cũng phải về cùng do cháu ở lại thì anh không thể nào xoay xở trong việc đưa đón, chăm sóc con. Vì vậy, hiện tại, anh ở lại phòng trọ một mình. Cứ cuối tuần, anh lại về quê thăm vợ con.

Anh Tuyến kể, trước khi xảy ra dịch COVID-19, anh thường làm thêm (2-3 giờ/ngày) để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của COVID-19 nên tháng 6, công ty cho CN nghỉ luân phiên, hưởng 70% lương. Tháng 7 này, lượng hàng có tăng nên không phải nghỉ luân phiên, mà chỉ không làm thêm giờ.

“Trước đây, tổng thu nhập của tôi là 8 triệu đồng/tháng, vợ tôi có thu nhập bình quân là 6 triệu đồng/tháng. Hiện tại, mức thu nhập của tôi giảm xuống còn 6 triệu đồng/tháng” - anh Tuyến cho hay.

Vừa trở lại làm việc, thu nhập giảm so với trước, vợ đang nghỉ thai sản, nên cuộc sống của cả gia đình anh thêm khó khăn. Ngoài những khoản tiền phải trả hàng tháng cho cuộc sống thuê trọ, như: Tiền phòng (700.000 đồng/tháng); tiền điện, nước (1-1,2 triệu đồng/tháng); tiền ăn uống, chi phí đi lại… anh Tuyến luôn cố gắng dành dụm để gửi tiền về mua sữa cho các con. Sắp tới, khi vợ hết thời gian nghỉ thai sản, anh sẽ đón 3 mẹ con lên ở cùng.

Do không thể xoay xở trông, đón con, nên anh dự định sẽ phải nhờ mẹ lên ở cùng để giúp đỡ. Như vậy, cả gia đình 5 người sẽ phải ở trong một căn phòng chật chội, khá bức bối. Nhưng anh Tuyến cho biết không thể có cách nào khác.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Khổ như công nhân môi trường những ngày bãi rác Nam Sơn bị chặn

Tùng Giang |

Tình trạng các xe chở rác không thể vào bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) khiến nhiều công nhân môi trường phải căng mình gom rác trên các tuyến phố nội thành Hà Nội.

Trợ cấp cho hơn 7.619 lượt công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Diệu Thuý |

Ngày 14.7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh 6 tháng cuối năm 2020. Đồng chí Mai Xuân Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hải Dương chủ trì hội nghị.

Nhiều công nhân không muốn gắn bó với nghề

Quế Chi |

Thu nhập thấp, làm việc vất vả, không muốn mãi phải chịu cảnh ở trọ… khiến nhiều công nhân (CN) không muốn gắn bó với nghề. Nhiều người trong số họ cho biết, chỉ làm CN trong khoảng vài năm rồi sẽ trở về quê làm công việc khác…

8 triệu m3 đất đá nguy cơ sạt lở, người dân di dời khẩn cấp

Bài và Ảnh: Đặng Tình |

Hòa Bình - Một khu vực đồi cao rộng 7ha với 8 triệu m3 đất có nguy cơ sạt lở khiến hàng trăm người dân phải di dời khẩn cấp.

Sạt lở, đất đá đổ xuống đèo Bảo Lộc trong đêm tối

HOÀI THANH |

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa xảy ra tình trạng sạt lở đất đá trong đêm tối.

TPHCM áp dụng bảng giá đất hiện hành tính thuế về đất đai

Bảo Chương |

UBND TPHCM chính thức có văn bản cho phép sử dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế trong lúc chờ ban hành bảng giá đất mới.

Hàng nghìn người tận hưởng lễ hội mùa thu Hà Nội

Thạch Lựu |

Sáng 21.9, hàng nghìn lượt khách du lịch đã tham gia, trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc của Festival Thu Hà Nội năm 2024 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Tin 20h: Còn bao nhiêu cơn bão vào nước ta trong năm 2024?

NHÓM PV |

Tin 20h: Hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi nằm trong vùng nguy cơ sạt lở; Mùa bão dữ dội, dự báo còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Khổ như công nhân môi trường những ngày bãi rác Nam Sơn bị chặn

Tùng Giang |

Tình trạng các xe chở rác không thể vào bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) khiến nhiều công nhân môi trường phải căng mình gom rác trên các tuyến phố nội thành Hà Nội.

Trợ cấp cho hơn 7.619 lượt công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Diệu Thuý |

Ngày 14.7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn tỉnh 6 tháng cuối năm 2020. Đồng chí Mai Xuân Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hải Dương chủ trì hội nghị.

Nhiều công nhân không muốn gắn bó với nghề

Quế Chi |

Thu nhập thấp, làm việc vất vả, không muốn mãi phải chịu cảnh ở trọ… khiến nhiều công nhân (CN) không muốn gắn bó với nghề. Nhiều người trong số họ cho biết, chỉ làm CN trong khoảng vài năm rồi sẽ trở về quê làm công việc khác…