Kết nối việc làm để giảm tỉ lệ lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc, Nhật Bản

ANH THƯ |

Hội chợ việc làm online tạo điều kiện cho người lao động làm việc Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tìm kiếm việc làm, động viên họ về nước đúng hạn, giảm tình trạng cư trú bất hợp pháp ở đây.

Tại Hội chợ việc làm online do Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã Hội Hà Nội, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, Văn phòng cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 15.10 đã thu hút 63 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với 1.852 vị trí việc làm.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở các ngành nghề như nhân viên kỹ thuật, phiên dịch, thợ vận hành máy, nhân viên sản xuất....

Đang quan sát trên bảng tin những vị trí việc làm trống mà các doanh nghiệp đang "khát", anh Nguyễn Văn Đức (Sóc Sơn, Hà Nội)-lao động từng đi làm việc Hàn Quốc vừa về nước-cho biết: "Năm 2015, tôi đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc tại nước này EPS. Tôi vừa về nước đúng hạn trong hợp đồng lao động".

Khi làm việc tại Hàn Quốc, anh Đức làm công nhân trong lĩnh vực sản xuất với mức lương trên 45 triệu đồng/tháng.

"Dù mức lương làm việc bên đó khá cao, song khi hết hạn hợp đồng tôi cũng chấp hành về nước, không cư trú bất hợp pháp. Vì bỏ trốn ở đó thì khi làm việc quyền lợi của mình không được đảm bảo và ảnh hưởng việc tuyển dụng, cơ hội đi nước ngoài của những người khác trong nước" anh Đức nói.

Ngay khi chuẩn bị về nước, phía cơ quan chức năng tại Việt Nam hoặc tại Hàn Quốc đã đăng tải thông tin về phiên giao dịch việc làm online dành cho đối tượng lao động như anh Đức.

Sau khi từ Hàn Quốc về, anh Đức tích luỹ được kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt sản xuất với máy móc, công nghệ hiện đại và biết tiếng Hàn nhiều hơn. Vì vậy, anh Đức mong muốn tìm công việc tại Việt Nam phù hợp với công việc đã từng làm tại Hàn Quốc với mức lương trên 10 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Hồng Dân-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội- cho biết, những năm qua, trên địa bàn Hà Nội đã có gần 10.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS, IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động.

Qua thời gian sống, làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản gần 5 năm, những người lao động này không chỉ có tay nghề cao, am hiểu tâm lý hai quốc gia triển, văn hoá doanh nghiệp nước ngoài mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa.

Nhiều lao động Việt Nam từng làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản tìm kiếm việc làm. Ảnh Anh Thư
Nhiều lao động Việt Nam từng làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản tìm kiếm việc làm. Ảnh Anh Thư

Theo ông Dân, bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được, những lao động EPS và JM Japan sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn nhiều người lao động khác gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm của mình.

"Điều này trở thành một trong những lý do khiến nhiều người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc lo lắng khi sắp hết hạn hợp đồng sẽ không tìm được việc làm ở quê hương. Do vậy, việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng" ông Dân nói.

Nhằm tạo cơ hội cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm việc làm sau khi về nước, có thu nhập để nhanh chóng ổn định cuộc sống, các đơn vị đã tổ chức hội chợ việc làm online.

Qua đây, đã động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần giảm tỉ lệ lao động cứ trú bất hợp pháp tại những nước này.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Cơ hội việc làm và mức lương ngành luật có cao như điểm chuẩn đầu vào?

Ngọc Lê |

Năm nay, nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn đầu vào đối với ngành luật ở mức cao, điều này chứng tỏ ngành luật chưa bao giờ ngừng "hot".

Xác định cơ cấu ngạch công chức dựa vào danh mục vị trí việc làm?

Minh Phương |

Bộ Nội vụ mới ban hành tại Dự thảo Thông tư hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc xác định cơ cấu ngạch công chức và danh mục vị trí việc làm.

400 triệu việc làm bị mất do máy móc – Thảm họa hay cơ hội?

Thế Lâm |

Hãng tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey (Mỹ) vừa đưa ra dự báo, trong vòng 10 năm tới từ 2020-2030, tự động hóa bằng máy móc có thể thay thế 400 triệu việc làm.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.