Lái xe công nghệ tại Hà Nội đồng loạt tắt ứng dụng chạy ngoài

Minh Hạnh-Thu Hường |

Với lý do không được giảm phí chiết khấu từ các hãng trong bối cảnh giá xăng tăng cao, nhiều tài xế xe hợp đồng, xe ôm công nghệ hoạt động ở Hà Nội không bật ứng dụng theo quy định, tự ý tắt app và tự điều chỉnh tăng giá cước.

Thu nhập thấp, chiết khấu cao

Những ngày gần đây vào các khung giờ cao điểm, nhiều người rất khó đặt xe công nghệ, gọi shipper từ ứng dụng (app). Tuy nhiên, ngoài đường hay trước cửa các toà nhà văn phòng rất nhiều tài xế mặc áo của các hãng gọi xe công nghệ Grab Bike, Be đứng chờ khách.

Qua ghi nhận tại khu vực đường Phạm Hùng (Hà Nội), rất đông các tài xế công nghệ đứng chờ khách tại tuy nhiên khi truy cập vào phần mềm ứng dụng đặt xe thì rất khó đặt.

Một số tài xế cho biết, do xăng tăng giá nhưng đơn vị cung cấp phần mềm, ứng dụng không giảm cước chiết khấu. Đi như vậy chẳng được bao nhiêu nên họ tắt ứng dụng để chạy theo kiểu xe ôm truyền thống.

Theo một tài xế xe ôm Grab Bike, do xăng tăng cao, hiện thu nhập của anh không được 150.000 đồng/ngày, chi phí chiết khấu cao nên anh và nhiều anh em trong nghề bảo nhau sáng chạy app và chiều tắt để chạy theo kiểu truyền thống. Giá cả tự thương lượng với khách sẽ được cao hơn. Nhiều tài xế cho biết, họ vừa chạy xe ôm truyền thông vừa chạy Grab Bike vì theo ứng dụng, giờ thấp điểm chỉ 5.000 đồng/km, giờ cao điểm 6.000 đồng/km và phải chiết khấu lại 30%. Lúc nào gặp khách ngoài thì tắt app, còn bình thường vẫn phải bật để tìm kiếm khách.

Anh Đức Anh - một tài xế Grab Car cho biết, nếu có được khách gọi trực tiếp thì quá tốt, đỡ được khoản chiết khấu 30%. Xăng dầu cao như hiện nay, nếu nhận khách qua ứng dụng, khoản tiền thu lại chẳng được bao nhiêu.

Cùng đó, sau khi xăng tăng giá, các app giao đồ ăn, xe ôm công nghệ đồng loạt điều chỉnh giá cước. Tuy nhiên, đây lại là bất lợi đối với các tài xế, shipper vì chiết khấu thì không thấy thay đổi mà lượng khách thì lại ít đi. Nhiều tài xế phải vừa chở khách vừa tranh thủ nhận đơn giao hàng, giao đồ ăn để tiết kiệm thời gian và tăng số lượng đơn hàng.

Anh Lê Hữu Tuấn - 43 tuổi (Shipper hãng Gojek) chia sẻ: “Xăng tăng giá thì tôi chạy hơi vất thêm một tí. Bên hãng của tôi thì chưa có điều chỉnh về chiết khấu gì. Xăng thì đắt, chiết khấu càng ngày càng ít. Trong Tết thu nhập là 18.000 đồng/đơn, sau Tết xuống 15.000 đồng/đơn, hiện giờ trừ xăng xe chỉ rơi vào khoảng 10.900 đồng/đơn giao đồ ăn thôi. Bình thường thu nhập từ 800.000-900.000 đồng/ngày nhưng do dịch và phí nền tảng tăng dẫn đến ít khách, thu nhập giảm hơn nhiều, chỉ được 400.000-500.000 đồng/ngày”.

Còn theo anh Nguyễn Văn Tư, 31 tuổi (tài xế hãng Grab), hiện tại, phí nền tảng của app tăng nên khách cũng giảm đáng kể.

Sau khi xăng tăng giá thu nhập của lái xe giảm khoảng 3.000 đồng/đơn, ngày chạy 35-37 đơn thì giảm khoảng hơn 100.000 đồng/ngày nhưng nếu điều chỉnh chiết khấu thì nó sẽ rơi vào 200.000-300.000 đồng. Khi đó để đảm bảo thu nhập, lái xe sẽ vất vả hơn vì phải tăng thời gian chạy và số lượng đơn hàng.

Hy vọng, trong thời gian sắp tới các app xe công nghệ, giao hàng và giao đồ ăn sẽ có những điều chỉnh hợp lý để không ảnh hưởng quá nhiều đến thu nhập của các shipper. Cũng mong rằng giá xăng sẽ sớm bình ổn để cuộc sống người dân ít đảo lộn và trở lại trạng thái bình thường.

Cần có chế tài quản lý để bảo vệ khách hàng

Việc các hãng chậm điều chỉnh giá cước, phí chiết khấu được cho là nguyên nhân khiến nhiều tài xế tắt app, gây ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng. Do đó, cơ quan quản lý, giám sát cần kiểm soát yêu cầu các hãng và lái xe khắc phục. Không thể vì những bất cập chưa thỏa thuận giữa đơn vị ứng dụng và tài xế mà làm ảnh hưởng tới người dùng.

Theo Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT Hà Nội) - ông Nguyễn Tuyển, hiện nay Hà Nội chưa có chế tài quản lý xe ôm công nghệ và xe ôm hai bánh. Do đó, các tài xế ra đường kinh doanh chỉ phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ theo quy định.

Có thể đây là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh của họ vẫn tùy tiện. Để hoạt động kinh doanh theo hướng hiệu quả, các hãng cần làm hợp đồng dân sự với lái xe, có những quy định ràng buộc rõ ràng và phải sẵn sàng cho nghỉ việc với lái xe vi phạm.

Minh Hạnh-Thu Hường
TIN LIÊN QUAN

28 thanh thiếu niên lĩnh án vì tham gia hỗn chiến giữa phố Hà Nội

Việt Dũng |

Khi nhìn thấy nhóm đối thủ, Trần Gia Kiệt hô cả bọn "chém" khiến hỗn chiến xảy ra. Toà án đã đưa ra phán quyết với 28 bị cáo.

Vì sao đường trên cao ở Hà Nội thường xuyên trong tình trạng "nghẹt thở"?

Tô Thế - Trần Vương |

Hà Nội - Mật độ phương tiện lưu thông vượt mức quy định, xe chạy sai làn đường... có thể là những nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra trên đường vành đai trên cao, đặc biệt là giờ cao điểm.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Kết quả công diễn 5 Anh trai vượt ngàn chông gai gây bất ngờ

Thùy Trang |

Công diễn 5 "Anh trai vượt ngàn chông gai" đánh dấu lần đầu tiên các phần thi không có vũ công hỗ trợ hay đạo cụ hoành tráng.

28 thanh thiếu niên lĩnh án vì tham gia hỗn chiến giữa phố Hà Nội

Việt Dũng |

Khi nhìn thấy nhóm đối thủ, Trần Gia Kiệt hô cả bọn "chém" khiến hỗn chiến xảy ra. Toà án đã đưa ra phán quyết với 28 bị cáo.

Vì sao đường trên cao ở Hà Nội thường xuyên trong tình trạng "nghẹt thở"?

Tô Thế - Trần Vương |

Hà Nội - Mật độ phương tiện lưu thông vượt mức quy định, xe chạy sai làn đường... có thể là những nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc thường xuyên diễn ra trên đường vành đai trên cao, đặc biệt là giờ cao điểm.

Tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ được kéo dài đến Yên Sở, Hoàng Mai

T.D |

Tuyến đường sắt đô thị kéo dài, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai có chiều dài 8,786km hầu hết đi ngầm 8,13km, còn lại là hầm hở dẫn và đi trên mặt đất.