Để không còn “Luật một bên và đình công một bên”

Làm thế nào để đình công hợp pháp?

Quế Chi |

Trước thực trạng các cuộc ngừng việc tập thể, đình công từ trước đến nay đều bất hợp pháp, không đúng theo trình tự thủ tục, nhiều cán bộ CĐ, chuyên gia cho rằng cần sửa đổi quy định của Bộ luật LĐ về tổ chức và lãnh đạo đình công cũng như cần xem xét lại quy định cấp CĐ nào sẽ đứng ra đảm nhiệm việc này?
Cần sửa luật

Theo ông Đoàn Văn Đây - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - đối với thủ tục giải quyết tranh chấp LĐ tập thể về lợi ích qua hòa giải (5 ngày), trọng tài (7 ngày) và đình công, là quá dài so với thực tế. “Do đó, cần quy định đơn giản về mặt thủ tục và rút ngắn hơn về mặt thời gian. Chỉ cần hai bên (người sử dụng LĐ và NLĐ) thương lượng không thành công thì tập thể NLĐ có quyền tổ chức đình công” - ông Đây nói.

Vẫn theo ông Đây, hiện tại tất cả các tỉnh nơi xảy ra đình công thì có đoàn công tác của tỉnh và huyện xuống nắm tình hình, bàn các giải pháp theo yêu cầu của NLĐ, đồng thời thuyết phục cả hai bên để tìm ra điểm chung hài hòa đôi bên. “Đây là mô hình thực tế và cơ chế giải quyết này có hiệu quả nên kiến nghị đưa vào trong quy định của pháp luật” - ông Đây đề xuất.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - nên sửa Luật LĐ quy định về tổ chức và lãnh đạo đình công để luật đi vào cuộc sống. Theo ông, công đoạn lấy ý kiến NLĐ cần dễ dàng hơn, không cần phải lấy ý kiến trên 50% số lượng CN như hiện nay; thời gian thông báo trước cuộc đình công cần rút ngắn hơn, vì thời gian ít nhất 5 ngày là quá chậm; rút gọn quy trình giải quyết cũng như tổ chức lãnh đạo đình công, tạo điều kiện cho NLĐ...

Hiện nay, luật không cho phép đình công về quyền, mà chỉ cho phép đình công về lợi ích. Theo nhiều cán bộ CĐ, dù không cho phép, thì thực tế, các cuộc ngừng việc tập thể vì CN bị xâm hại về quyền vẫn diễn ra. Trong thực tế, quyền và lợi ích thường đan xen với nhau. Do vậy, theo ông Đoàn Văn Đây - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai - luật cần phải cho phép đình công cả về quyền và lợi ích. 

Cấp CĐ nào lãnh đạo đình công?

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó ban QHLĐ Tổng LĐLĐVN - để luật đình công đi vào cuộc sống, việc sửa Luật LĐ là cơ bản và quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Theo ông, cần nâng cao vai trò, năng lực của cán bộ CĐ, nhất là CĐCS cần tăng cường ý thức chấp hành của người sử dụng LĐ; tăng cường vai trò của các thiết chế giải quyết tranh chấp LĐ, đình công (như trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cơ quan trọng tài). Hiện nay, luật quy định CĐCS là chủ thể lãnh đạo đình công.

Có ý kiến cho rằng, cần chuyển vai trò lãnh đạo đình công cho CĐ cấp trên cơ sở, vì cấp này hội tụ đầy đủ điều kiện về vật chất, nhân lực, trình độ. Có ý kiến lại cho rằng, CĐCS cần là chủ thể lãnh đạo đình công; còn CĐ cấp trên cơ sở chỉ đóng vai trò hỗ trợ về pháp lý, kinh phí.... Bên cạnh đó, không nên giao cụ thể vai trò lãnh đạo CĐ cho cấp nào mà chỉ nên quy định đình công là quyền của CĐ. Được biết, quy định trên được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. 

Thực tế hầu hết cán bộ CĐ tại các DN đều kiêm nhiệm và hưởng lương từ người sử dụng LĐ nên ngại va chạm, sợ bị ảnh hưởng tới việc làm. Vì vậy, cần có cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS, có như vậy họ mới có thể đứng ra tổ chức đình công.

Theo bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện CN CĐ (Tổng LĐLĐVN) - để lãnh đạo được một cuộc đình công, CĐ cần phải có sự tin tưởng của NLĐ. Với thực tế hiện nay nhiều cán bộ CĐ ở các DN là quản lý cấp trung, bà Lan đề xuất cần xem xét lại cơ cấu tổ chức của BCH CĐ; đồng thời cần có sức mạnh tập thể của NLĐ. Nếu CĐ không tổ chức được hành động tập thể thì không thể tổ chức đình công.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Kỳ 2: Vì sao các cuộc ngừng việc tập thể đều không đúng trình tự pháp luật?

QUẾ CHI |

Tại cuộc hội thảo mới đây về sửa đổi Bộ luật LĐ do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện FES tại Việt Nam tổ chức, các đại biểu tham dự cho rằng, một trong những nguyên nhân các cuộc ngừng việc tập thể đều không đúng trình tự pháp luật được chỉ ra là trình tự tổ chức và lãnh đạo đình công còn quá phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân của thực trạng này có lẽ không chỉ như vậy…

Để không còn “Luật một bên và đình công một bên”

QUẾ CHI - TRƯƠNG HOÀNG |

Theo thống kê, từ năm 1995 (khi Bộ luật Lao động có hiệu lực) đến nay, cả nước xảy ra trên 6.000 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, nhưng không có một cuộc nào được tiến hành theo đúng trình tự pháp luật, do CĐCS lãnh đạo. Nói một cách khác, đó là tình trạng “Luật một bên và đình công một bên”. Thực tế trên đã đặt ra vấn đề cần sửa đổi quy định về tổ chức và lãnh đạo đình công trong Bộ luật Lao động theo hướng đơn giản, ngắn gọn hơn.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Hà Nội dừng 8 hoạt động dịp 10.10

KHÁNH AN |

Hà Nội dừng tổ chức bắn pháo hoa, trình diễn nghệ thuật ánh sáng cùng nhiều hoạt động khác dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỳ 2: Vì sao các cuộc ngừng việc tập thể đều không đúng trình tự pháp luật?

QUẾ CHI |

Tại cuộc hội thảo mới đây về sửa đổi Bộ luật LĐ do Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện FES tại Việt Nam tổ chức, các đại biểu tham dự cho rằng, một trong những nguyên nhân các cuộc ngừng việc tập thể đều không đúng trình tự pháp luật được chỉ ra là trình tự tổ chức và lãnh đạo đình công còn quá phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân của thực trạng này có lẽ không chỉ như vậy…

Để không còn “Luật một bên và đình công một bên”

QUẾ CHI - TRƯƠNG HOÀNG |

Theo thống kê, từ năm 1995 (khi Bộ luật Lao động có hiệu lực) đến nay, cả nước xảy ra trên 6.000 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, nhưng không có một cuộc nào được tiến hành theo đúng trình tự pháp luật, do CĐCS lãnh đạo. Nói một cách khác, đó là tình trạng “Luật một bên và đình công một bên”. Thực tế trên đã đặt ra vấn đề cần sửa đổi quy định về tổ chức và lãnh đạo đình công trong Bộ luật Lao động theo hướng đơn giản, ngắn gọn hơn.